• Tiếng Việt
  • English
Trang chủ / ERP / Bài học rút ra từ những dự án triển khai ERP thất bại trên thế giới (P1)

Bài học rút ra từ những dự án triển khai ERP thất bại trên thế giới (P1)

enterprise-resource-planning-holographic-interface

ERP mang lại rất nhiều lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp – điều này không ai có thể phủ nhận, tuy nhiên, không phải cứ bỏ ra mức đầu tư cao thì dự án sẽ luôn thành công, đã có không ít các công ty lớn thất bại trong việc triển khai ERP.

Vì sao những doanh nghiệp này thất bại? Hy vọng những câu chuyện triển khai ERP thất bại dưới đây sẽ phần nào giúp bạn tìm được câu trả lời.

Bài học số 1 – Lập kế hoạch dự phòng

Công ty: Hewlett-Packard

Chi phí chìm (Sunk cost) ước tính: 160 triệu USD

  • Giới thiệu Hewlett-Packard

Công ty Hewlett-Packard, thường được viết tắt là Hewlett-Packard hoặc HP, là một công ty công nghệ thông tin đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Palo Alto, California, chuyên phát triển và cung cấp nhiều loại linh kiện phần cứng, cũng như phần mềm và các dịch vụ liên quan cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) và các doanh nghiệp lớn, bao gồm các khách hàng trong chính phủ, các lĩnh vực y tế và giáo dục. Công ty được Bill Hewlett và David Packard thành lập trong một gara ô tô ở Palo Alto, California vào năm 1939, với xuất phát điểm ban đầu là sản xuất thiết bị đo lường và kiểm tra điện tử. Nhà để xe HP tại 367 Đại lộ Addison hiện đã được chỉ định là một Địa danh lịch sử chính thức của California và được gọi là “Birthplace of ‘Silicon Valley”.

  • Triển khai ERP

Đôi khi, việc triển khai ERP thất bại là do các vấn đề nhỏ đã xảy ra khi triển khai ở nhiều địa điểm và lan rộng như hình xoắn ốc và tạo ra một cơn bão lớn – đây chính là nguyên nhân gây ra sự thất bạ, phá hoại toàn bộ quy trình. Trường hợp Hewlett-Packard là cố gắng triển khai nhiều hệ thống ERP cùng một lúc để đơn giản hóa các quy trình và tiết kiệm chi phí.

Thay vì gặt hái được những thành quả như mong đợi từ việc tăng cường tích hợp và tự động hóa, HP đã chứng kiến ​​một “thảm họa” làm chậm toàn bộ hoạt động của công ty khi các hệ thống nội bộ không tích hợp được với nhau. Dữ liệu hệ thống cũ bị mất, số còn lại bị phân mảnh và cô lập, các nhóm dự án không thể giao tiếp hiệu quả với nhau và hệ thống bị phá vỡ thành một mớ hỗn độn lỗi.

Một trong những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai là do nhu cầu về các sản phẩm của HP tăng lên bất ngờ, đòi hỏi một hệ thống phần mềm chức năng để đáp ứng các đơn đặt hàng bổ sung. Thật không may, nhóm triển khai ERP quá bận rộn với nhiều vấn đề phức tạp và điều này đã ngăn HP chuyển đổi nhu cầu tiêu dùng tăng lên thành lợi nhuận.

Ông Gilles Bouchard – CIO ở thời điểm đó, thừa nhận rằng Hewlett-Packard sẽ được hưởng lợi rất nhiều nếu có “kế hoạch dự phòng trong bốn, năm hoặc sáu tuần”.

  • Lý do thất bại
    • Sự yếu kém của nhóm Dự án
    • Vấn đề tích hợp dữ liệu
    • Các vấn đề về dự báo nhu cầu
    • Lập kế hoạch kém
    • Hỗ trợ / đào tạo thực hiện không đầy đủ
  • Bài học kinh nghiệm
    • Việc triển khai không thành công có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tổng thể.Không có cách tiếp cận tiêu chuẩn để triển khai ERP, nhiều khi nó liên quan đến sự thay đổi kinh doanh ở nhiều bộ phận. Do đó, việc lập bản đồ chi tiết là cần thiết nếu không có thể bỏ sót các mục tiêu.
    • Sự thành công của dựa án phụ thuộc vào việc lập kế hoạch, trong đó xem xét quá trình kinh doanh cùng với các khía cạnh kỹ thuật.
    • Để triển khai ERP cần phải cải tiến quy trình kinh doanh nhưng HP đã thất bại trong việc này.
    • Lợi ích tiềm năng đối với chuỗi cung ứng lớn hơn nhiều so với chi phí CNTT nhưng rủi ro tiềm ẩn đối với chuỗi cung ứng cũng lớn hơn nhiều.
    • Sự thành công của việc triển khai ERP phụ thuộc vào khả năng điều chỉnh CNTT cùng với các mục tiêu quản lý kinh doanh, Kỹ năng quản lý chương trình và một quy trình được xác định rõ ràng.HP không thể hình dung tất cả cấu hình cho các đơn đặt hàng Tùy chỉnh.
    • Cần có các kế hoạch dự phòng theo Tháng/Quý/Năm.

Công cụ mạnh mẽ nào cũng là con dao hai lưỡi, nếu thực hiện sai cách, hậu quả sẽ là vô cùng to lớn.

 

Bài học số 2 – Tập trung vào các vấn đề kinh doanh thay vì kỹ thuật

Công ty: Nike

Chi phí chìm (Sunk cost) ước tính: 400 triệu USD

  • Giới thiệu Nike

NIKE, Inc. (NIKE), được thành lập vào năm 1968, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, phát triển các sản phẩm giày dép, quần áo, thiết bị và phụ kiện thể thao. 

  • Triển khai ERP

“Đây là những gì bạn nhận được với 400 triệu đô la, hả?” Phil Knight, đồng sáng lập Nike, đã hỏi sau một trong những trục trặc phần mềm đắt tiền nhất trong lịch sử.

Công ty giày thể thao lớn nhất, phổ biến nhất trên thế giới đã chứng kiến ​​sự “bốc hơi” của khoản doanh thu hơn 100 triệu USD, cùng với giá cổ phiếu giảm 20% và nhiều vụ kiện. Mặc dù những con số đó không đủ để khiến Nike phá sản, nhưng chắc chắn nó sẽ kéo lùi sự phát triển của thương hiệu này.

Những thất bại khi triển khai ERP thường bắt đầu khi các công ty tập trung vào công nghệ thay vì công nghệ hỗ trợ các khía cạnh quan trọng của chức năng kinh doanh. Khi Nike chuyển hướng tập trung vào việc thắt chặt chuỗi cung ứng của họ thay vì cố gắng dự đoán tương lai, công ty bắt đầu lấy lại vị thế là một thương hiệu thống trị.

Rõ ràng, Nike đã cho chúng ta thấy sự thất bại khi chi quá mạnh tay vào một vấn đề không khắc phục được. Những doanh nghiệp, trong đó có Nike, đã quá quen với việc sử dụng các phần mềm riêng lẻ, thông tin bị phân tán thì khi ứng dụng ERP vào có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí là nảy sinh rất nhiều sự bất đồng. Vì vậy việc lựa chọn nhân sự phù hợp, phân tích yêu cầu, lập kế hoạch và xây dựng lại quy trình để phù hợp với hệ thống ERP là vô cùng quan trọng, doanh nghiệp vì muốn rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí mà bỏ qua bước này sẽ dẫn đến những thất bại không đáng có.

  • Lý do thất bại
    • Tích hợp
    • Thiếu kinh nghiệm của đơn vị triển khai
    • Tùy chỉnh
    • Thông tin không đầy đủ
    • Thay đổi điều kiện thị trường
    • Sự phức hợp của dự án

 

  • Bài học rút ra
    • Kiên nhẫn. Không thể vội vàng triển khai hệ thống ERP và cần có thời gian để chứng minh lợi ích
    • Xác định mục tiêu kinh doanh.

LIÊN HỆ NGAY

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua