• Tiếng Việt
  • English

Tại sao nên chọn Netsuite?

Dành cho Tổ chức Phi lợi nhuận

Trang chủ / Dành cho Tổ chức Phi lợi nhuận

NetSuite hỗ trợ các tổ chức Phi lợi nhuận phát triển mạnh mẽ

Trải nghiệm thử NetSuite dành riêng cho các Tổ chức Phi lợi nhuận!

Kiểm soát cấu trúc Silos

Với sứ mệnh là giúp đỡ các cộng đồng cấp địa phương hay trên quy mô quốc tế, thì khả năng vận hành doanh nghiệp vẫn là thách thức lớn đối với các Tổ chức Phi lợi nhuận. Trên thực tế, nhiều tổ chức đã và đang sử dung vô số các ứng dụng, các bảng tính khác nhau trong quy trình hoạt động, tuy nhiên lại thiếu mất một công cụ với chi phí hợp lý được xây dựng để đáp ứng nhu cầu riêng của tổ chức.

Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả hoạt động mà còn làm suy yếu khả năng tạo ra các tác động xã hội mà các Tổ chức Phi lợi nhuận mong muốn.

Với giải pháp Quản lý kinh doanh toàn diện của NetSuite, các Tổ chức Phi lợi nhuận có thể quản lý toàn bộ hoạt động của mình bằng một ứng dụng kinh doanh duy nhất, linh hoạt và mạnh mẽ — tích hợp các chức năng như tài chính kế toán, gây quỹ, quản lý quan hệ khách hàng (CRM), lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản lý hàng tồn kho, thương mại điện tử và hơn thế nữa.

Với NetSuite, các Tổ chức Phi lợi nhuận có thể:

  • Cải thiện hiệu quả hoạt động bằng cách tích hợp liền mạch khả năng phát triển trên mọi bộ phận cùng kế toán quỹ trong một nền tảng duy nhất.
  • Với khả năng hiển thị ngân sách theo thời gian thực, tổ chức có thể đưa ra các quyết định chính xác hơn nhằm tối ưu hóa các dự án.
  • Tự động hóa và hợp lý hóa quy trình kế toán quỹ và tài trợ.
  • Tăng hiệu quả gây quỹ và kiểm soát nhờ cái nhìn 360 độ về quản lý.
  • Thúc đẩy doanh thu thương mại điện tử bằng cách bán sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, chấp nhận tài trợ từ các nhà tài trợ và xây dựng cộng đồng xã hội có tính hợp tác.
  • Loại bỏ các quy trình thủ công và tận dụng các nguồn lực có giá trị để theo đuổi các chương trình phù hợp hơn với sứ mệnh của tổ chức.
  • Tận dụng lợi thế của hợp nhất tài chính toàn cầu và các giao dịch đa tiền tệ cho các hoạt động ở nước ngoài.

Tăng trưởng mạnh mẽ với NetSuite

Tăng trưởng Nguồn lực

Với ngân sách eo hẹp, nguồn lực hạn chế, nhu cầu và sự cạnh tranh về nguồn vốn ngày càng tăng, các Tổ chức Phi lợi nhuận (NPO) buộc phải tìm kiếm những cách thức mới có thể giúp họ tối đa hóa nguồn lực nhằm đạt được thành công và tồn tại lâu dài. 

Các Tổ chức Phi lợi nhuận (NPO) hàng đầu hiểu rằng việc sử dụng công nghệ trong tổ chức một cách hiệu quả sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quản lý chi phí và phát triển nguồn lực, nhờ đó đạt được thành công trong việc tác động đến xã hội. Chính vì vậy, các NPO đang tăng cường đầu tư vào những công nghệ mới hay những giải pháp dựa trên đám mây có thể giúp họ đạt được những mục tiêu trên.

Hàng trăm Tổ chức Phi lợi nhuận bao gồm các quỹ, hiệp hội và các tổ chức dịch vụ đã sử dụng nền tảng của NetSuite để được hỗ trợ gia tăng nguồn lực, giảm bớt chi phí. Bằng việc giảm thiểu tối đa số lượng các hệ thống riêng lẻ và tăng các yếu tố tích hợp, các nguồn lực được sử dụng cho hoạt động như tạo bảng tính, tập hợp báo cáo sẽ được tái đầu tư để sử dụng cho các chương trình, hoạt động cần thiết hơn. Với cái nhìn 360 độ về từng tình nguyện viên, nhà tài trợ và khách hàng, các Tổ chức Phi lợi nhuận sẽ dễ dàng hơn khi phối hợp hoạt động giữa các nhóm thành viên, đồng thời thu hút người tham gia, xây dựng các mối quan hệ lâu dài và đạt được thành công dài hạn.

Cách NetSuite giúp các Tổ chức Phi lợi nhuận tăng trưởng

Tiếp sức cho sứ mệnh của tổ chức

Hàng trăm Tổ chức Phi lợi nhuận trên khắp thế giới đã thay thế các hệ thống on-premise bằng giải pháp điện toán đám mây tích hợp ERP, CRM và các giải pháp thương mại điện tử. Những giải pháp này đã được chứng thực về khả năng giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động, hợp lý hóa chi tiêu quỹ và tạo ra dấu ấn khác biệt cho tổ chức.

Social Impact – phần mềm dành riêng cho việc tài trợ – và dịch vụ Pro Bono của NetSuite sẽ tận dụng tối đa nguồn lực để đẩy nhanh tác động đến xã hội của các tổ chức phi lợi nhuận và doanh nghiệp xã hội trên toàn thế giới. Thông qua Suite Pro Bono và Suite Capacity, NetSuite sẽ hỗ trợ các tổ chức trên toàn thế giới hoàn thành nhiệm vụ và sứ mệnh của mình tốt hơn.

NetSuite mở rộng cam kết với các Tổ chức Phi lợi nhuận

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua