• Tiếng Việt
  • English

Cổng thông tin khách hàng

Trang chủ / Cổng thông tin khách hàng

Doanh nghiệp tăng trưởng với CRM tích hợp duy nhất

Cổng thông tin khách hàng

Phát triển doanh nghiệp với giải pháp phần mềm CRM toàn diện trên nền tảng đám mây.

Cổng thông tin khách hàng cho phép doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ cá nhân hóa tối ưu với tính tương tác cao trực tiếp trên website. Khách hàng có thể được giải đáp thắc mắc, hoàn thành giao dịch, yêu cầu hỗ trợ và tìm kiếm thông tin trong cơ sở kiến thức của doanh nghiệp. Với cách thức trao đổi đơn giản và các tùy chọn tự phục vụ, doanh nghiệp có thể tăng mức độ hài lòng và sự trung thành của khách hàng.

Các lợi ích chính

  • Khách hàng có thể gửi phiếu yêu cầu hỗ trợ bằng cách đăng nhập vào website và sẽ được cung cấp các nội dung được cá nhân hóa và tài liệu hỗ trợ liên quan.
  • Cấp quyền quyền truy cập được bảo mật cho các công cụ hỗ trợ khách hàng chính, ví dụ như NetAnswers Knowledge Base.
  • Khách hàng có thể tự cập nhật hồ sơ, xem lại lịch sử đơn hàng, kiểm tra trạng thái đặt hàng và thực hiện đặt hàng bất kỳ lúc nào.
  • Cung cấp biên lai xác nhận tự động với một yêu cầu dịch vụ cho một số hồ sơ nhất định.

Nâng tầm trải nghiệm khách hàng với NetSuite CRM

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua