• Tiếng Việt
  • English
Trang chủ / ERP / So sánh cơ bản giữa NetSuite ERP và Quickbooks (cập nhật 2021)

So sánh cơ bản giữa NetSuite ERP và Quickbooks (cập nhật 2021)

Copy of Untitled

Với giao diện người dùng trực quan, dễ sử dụng, được tích hợp chức năng ngân hàng và nhân sự cùng mức giá triển khai hấp dẫn, Quickbooks đã trở thành sự lựa chọn hoàn hảo đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty start-up trong vài năm trở lại đây. 

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô, việc gia tăng số lượng nhân sự để duy trì Quickbooks cùng các ứng dụng kinh doanh độc lập khác nhau đã trở nên tốn thời gian và chi phí hoạt động. Lúc này, NetSuite chính là lựa chọn tối ưu cho những doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô mà không muốn đầu tư thêm vào số lượng nhân viên.

Bài viết dưới đây, Gimasys sẽ so sánh những điểm giống và khác biệt giữa NetSuite ERP và Quickbooks nhằm mang lại cái nhìn toàn cảnh hơn về hai giải pháp này, từ đó có thể giúp các lãnh đạo chọn được một hệ thống phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

  • Thời gian đọc: 05 phút
  • Bài viết dành cho: Lãnh đạo và các cấp quản lý
  • Cần trợ giúp? LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi

Tổng quan về NetSuite ERP và Quickbooks

Cả QuickBooks và NetSuite đều cung cấp bộ phần mềm Quản lý Tài chính dựa trên nền tảng đám mây, được thiết lập với mục đích giúp các lãnh đạo điều hành doanh nghiệp tốt hơn.

  • Tuy nhiên, QuickBooks chủ yếu tập trung vào quản lý tài chính và hoạt động như một giải pháp kế toán cho các công ty nhỏ. 
  • Ngược lại, NetSuite có thể cung cấp toàn bộ các ứng dụng phù hợp với cả các công ty và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, đáp ứng hiệu quả mọi nhu cầu về kế toán và tài chính.

Ví dụ về một số ứng dụng mà NetSuite cung cấp:

  • Phần mềm Tự động hóa Marketing & Quản lý Quan hệ Khách hàng (CRM)
  • Phần mềm Quản lý Đơn hàng
  • Phần mềm Thương mại Điện tử E-Commerce 
  • Phần mềm bán hàng POS
  • Phần mềm quản lý hàng tồn kho

Bên cạnh những phần mềm kể trên, NetSuite còn rất nhiều những ứng dụng khác được thiết kế tùy chỉnh theo từng doanh nghiệp.

Ngoài ra, không chỉ được biết đến là bộ phần mềm đa dạng chức năng, dưới góc nhìn của các chuyên gia tại Gartner, NetSuite còn được công nhận là nhà cung cấp bộ phần mềm ERP trên nền tảng đám mây tốt nhất thị trường hiện nay.

Tổng quan về hồ sơ công ty NetSuite và Quickbooks

NetSuite ERPNetSuite ERP
Tổng quan

Được thành lập vào năm 1998, QuickBooks – phần mềm của Intuit, cung cấp một bộ giải pháp được thiết kế để quản lý bảng lương, hàng tồn kho, bán hàng và các nhu cầu khác của các doanh nghiệp. 

Với 1,8 triệu khách hàng trên toàn thế giới, QuickBooks là nhà cung cấp phần mềm kế toán lớn nhất dành cho các doanh nghiệp nhỏ.

NetSuite là giải pháp ERP dựa trên nền tảng đám mây hàng đầu, hỗ trợ các công ty tự động hóa các quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp như quản lý tài chính, quản lý doanh thu, tài sản cố định, quản lý đơn đặt hàng, thanh toán và quản lý hàng tồn kho, v.v.

Số năm hoạt động

20

20

Số lượng khách hàng

~1.8 triệu

~25.000

Ngành 
  • Công ty kế toán
  • Dịch vụ tài chính
  • Nhượng quyền thương mại
  • Bảo hiểm
  • Chăm sóc cảnh quan
  • Dịch vụ pháp lý
  • Tổ chức phi lợi nhuận
  • Quản lý tài sản
  • Nhà hàng, Dịch vụ ăn uống và Quầy bar
  • Bán lẻ
  • Vận chuyển
  • Phân phối bán buôn
  • Dịch vụ
  • Phần mềm và SaaS
  • Bán lẻ
  • Thương mại điện tử
  • Dịch vụ tài chính
  • Quảng cáo
  • Truyền thông & Xuất bản
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Khoa học đời sống
  • Năng lượng
  • Giáo dục
  • Vận tải và logistics
  • Tổ chức phi lợi nhuận
  • Dịch vụ
  • Phần mềm và SaaS
  • Sản xuất
  • Phân phối bán buôn

So sánh tính năng NetSuite ERP và Quickbooks

Chức năng Quản lý Tài chính

NetSuite ERPNetSuite ERP
  • Khoản phải trả
  • Khoản phải thu
  • Sổ cái chung
  • Đa tiền tệ
  • Lập ngân sách
  • Khoản phải trả
  • Khoản phải thu
  • Sổ cái chung
  • Đa tiền tệ / đa thuế, đa ngôn ngữ
  • Tài sản cố định
  • Đa Công ty & Hợp nhất
  • Ghi nhận doanh thu
  • Thanh toán định kỳ
  • Dự báo & Lập ngân sách
  • Lập kế hoạch & Phân tích Tài chính

Chức năng Quản lý Chuỗi cung ứng

NetSuite ERPNetSuite ERP
  • Quản lý đơn hàng
  • Quản lý thu mua
  • Quản lý hàng tồn kho
  • Quản lý đơn hàng
  • Quản lý sản xuất
  • Quản lý hàng tồn kho
  • Quản lý thu mua
  • Nhà kho & Hoàn thiện đơn hàng
  • Hoạch định nhu cầu
  • WIP & Định tuyến
  • Đơn hàng & dây chuyền lắp ráp
  • Kiểm soát cửa hàng & Bảo trì BOM

Chức năng Quản trị Nhân sự

NetSuite ERPNetSuite ERP
  • Bảng lương
  • Quản lý nguồn nhân lực
  • Bảng lương
  • Trung tâm nhân sự (Employee Center)

Chức năng Thương mại điện tử & Bán lẻ

NetSuite ERPNetSuite ERP
  • Quản lý điểm bán hàng
  • Thương mại điện tử
  • Quản lý điểm bán hàng
  • Thương mại điện tử
  • Đặt hàng & Quản lý hàng tồn kho
  • Quản lý Nội dung sản phẩm
  • Tự động hóa E-commerce Marketing

Chức năng Tự động hóa Dịch vụ Chuyên nghiệp (PSA)

NetSuite ERPNetSuite ERP
  • Không có khả năng
  • Quản lý Dự án
  • Quản lý Nguồn lực
  • Quản lý Phiếu chấm công
  • Quản lý Chi tiêu

So sánh về giá triển khai NetSuite ERP và Quickbooks

NetSuite ERPNetSuite ERP
Thông tin giá 
  • Từ $20 – $60 mỗi tháng
  • Tùy thuộc vào quy mô công ty
Điều khoản hợp đồng
  • Theo từng tháng
  • NetSuite yêu cầu hợp đồng tính theo năm; đổi mới hàng năm.
Chi phí trả trước
  • Phí thiết lập có giới hạn. Có thể phải trả thêm phí cho việc tích hợp, đào tạo và hỗ trợ.
  • Phí bổ sung áp dụng cho các dịch vụ triển khai, tích hợp, tùy chỉnh, di chuyển dữ liệu và hỗ trợ.
Chi phí định kỳ
  • Phí định kỳ hàng năm cho việc đăng ký phần mềm và các dịch vụ tư vấn hoặc lưu giữ dữ liệu liên tục.
  • Phí định kỳ hàng năm cho việc đăng ký và hỗ trợ phần mềm. Có thể yêu cầu tư vấn / tùy chỉnh liên tục tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Cách triển khai
  • Trực tiếp hoặc thông qua Đối tác được ủy quyền.
  • Trực tiếp hoặc thông qua Đối tác được ủy quyền.

Hỗ trợ khách hàng

NetSuite ERPNetSuite ERP
Đào tạo người dùng cuối
  • Đào tạo trực tiếp và / hoặc trực tuyến, có sẵn bởi nhân viên của QuickBooks hoặc bởi các đối tác.
  • Đào tạo trực tiếp và / hoặc trực tuyến có sẵn bởi bộ phận đào tạo của NetSuite hoặc bởi các đối tác.
Hỗ trợ Online
  • QuickBooks có sẵn bộ cơ sở kiến thức cho người dùng.
  • NetSuite có cơ sở kiến thức sâu rộng (SuiteAnswers) dành cho tất cả người dùng bao gồm cả nhóm người dùng trực tuyến.

Các điểm khác biệt chính giữa NetSuite ERP và Quickbooks

NetSuite ERPNetSuite ERP
Giảm độ phức tạp của cơ sở hạ tầng IT
  • QuickBooks là một sản phẩm riêng lẻ với vô số ứng dụng cần được cập nhật và hỗ trợ. Điều này khiến doanh nghiệp cần cập nhập riêng biệt từng ứng dụng.
  • NetSuite cung cấp một hệ thống quản lý tài chính hợp nhất, phù hợp với ngành nghề hoạt động của mọi doanh nghiệp.
  • NetSuite có thể bắt đầu phát triển và mở rộng quy mô cùng doanh nghiệp từ khi doanh nghiệp thành lập cho đến khi doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong tương lai.
Tăng hiệu quả làm việc & doanh số bán hàng
  • Với QuickBooks, doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn để phản ứng nhanh nhạy và nhạy bén với các tình hình thực tế. 
  • Ví dụ: doanh nghiệp sẽ không thể ngay lập tức trả lời khách hàng về lượng hàng sẵn có và xác nhận lịch vận chuyển trong thời gian thực.
  • NetSuite cung cấp tính năng Thương mại điện tử, CRM, ERP, Quản lý hàng tồn kho, Thanh toán, Quản lý doanh thu và Nhân sự, hợp nhất trên cùng một nền tảng đám mây, giúp doanh nghiệp hoạt động nhanh chóng hơn, tăng hiệu quả và doanh số bán hàng theo tốc độ mà doanh nghiệp muốn do đã giảm bớt các tác vụ thủ công không cần thiết.
Mở rộng tầm nhìn
  • Hệ thống không được liên kết khiến doanh nghiệp không thể có được thông tin chi tiết tổng thể về kinh doanh.
  • Việc lưu trữ bộ dữ liệu trong QuickBooks  và lưu trữ dữ liệu quan trọng ở những ứng dụng khác khiến việc báo cáo trở nên khó khăn hơn.
  • NetSuite gắn kết các quy trình kinh doanh, các phòng ban và các bộ phận với nhau, bởi nhân sự sử dụng cùng một ứng dụng, cùng một kho dữ liệu, được cập nhật theo thời gian thực.
  • Điều này giúp giảm đáng kể các sai sót có thể xảy ra, đồng thởi doanh nghiệp sẽ có được những hiểu biết sâu sắc về tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp.

Tổng kết

QuickBooks có thể là một giải pháp khả thi, phù hợp cho nhiều doanh nghiệp nhỏ đang bắt đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, QuickBooks không thể phát triển cùng doanh nghiệp trong tương lai.

Đối với các doanh nghiệp mong muốn một sự phát triển đột phá và nhanh chóng, một giải pháp ERP vừa có thể đáp ứng được nhu cầu ngắn hạn trước mắt, vừa có thể phát triển cùng với quy mô của doanh nghiệp – NetSuite sẽ là giải pháp phù hợp.

Dễ thấy rằng, đối với các công ty quyết định sử dụng giải pháp QuickBooks, chỉ trong vòng 1 đến 2 năm sau đó, họ sẽ phải thay đổi thành hệ thống kế toán khác để đáp ứng kịp thời với sự tăng trưởng và mở rộng của công ty. Để tránh sự gián đoạn trong quá trình phát triển và tiết kiệm chi phí dài hạn, giải pháp do NetSuite cung cấp có thể giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ theo dự định và mong muốn. 

Đọc thêm: NetSuite là Cloud ERP số 1 Thế giới hiện nay

LIÊN HỆ NGAY với Gimasys – đối tác triển khai hàng đầu của Oracle NetSuite tại Việt Nam – ở form bên dưới để được tư vấn chi tiết về giải pháp NetSuite ERP dành cho Doanh nghiệp. 

Với hơn 17 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai các giải pháp ERP, Gimasys đã xây dựng được đội ngũ các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về giải pháp. Sở hữu hơn 50 chứng chỉ Oracle, tỉ lệ khách hàng hài lòng sau triển khai là 98% – các chuyên gia về NetSuite của Gimasys cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong lộ trình phát triển và đổi mới. Đây là lý do vì sao Gimasys hiện là một trong những đối tác hàng đầu và đáng tin cậy của Oracle NetSuite tại Việt Nam.

LIÊN HỆ NGAY

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua