• Tiếng Việt
  • English

Sự kiện

Trang chủ / Tọa đàm: “Chuyển đổi số trong Thương mại và Phân phối: Người trong cuộc nói gì?” ngày 27/01/2021

Tọa đàm: “Chuyển đổi số trong Thương mại và Phân phối: Người trong cuộc nói gì?” ngày 27/01/2021

Thương mại điện tử và Phân phối là hai trong những ngành tiên phong trong Chuyển đổi số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng 4.0 được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành Thương mại điện tử và Phân phối phần lớn đang gặp phải khó khăn trong việc hình thành nền tảng, phương pháp, cũng như thiếu đi sự kết nối với thông tin, nguồn lực và dữ liệu trong hành trình Chuyển đổi số dài hơi của mình.   

Để giải quyết những vấn đề này, Gimasys phối hợp cùng Oracle Netsuite tổ chức buổi Tọa đàm “Chuyển đổi số trong Thương mại và Phân phối: Người trong cuộc nói gì?” với những diễn giả và khách mời từ doanh nghiệp lớn trong ngành Phân phối đang gặt hái được sự thành công trong hành trình Chuyển đổi số những năm gần đây. Buổi Tọa đàm không chỉ mang đến giá trị kiến thức thông tin, mà còn là những kinh nghiệm quý báu trong ngành được chia sẻ, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Thương mại và Phân phối đón đầu cơ hội Chuyển đổi số và tiếp tục bứt phá, tiên phong trong kinh doanh sáng tạo và phát triển với năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.

HIGHLIGHT CHƯƠNG TRÌNH:

  • Tổng quan về bức tranh Chuyển đổi số tại Việt Nam trong 5 năm tới
  • Tìm hiểu về nền tảng và phương pháp trong Chuyển đổi số
  • Chia sẻ kinh nghiệm Chuyển đổi số thực tế từ: Công ty TNHH Công nghệ phẩm Ba Đình (BFC) 
  • Nếu Quý khách là C-levels của các doanh nghiệp, và là những doanh nghiệp đang cần tìm đi tìm những câu trả lời về các vấn đề trong Chuyển đổi số của ngành TMĐT và Phân phối thì Quý khách cần tham gia Toạ đàm này!

THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH:

  • Tọa đàm “Chuyển đổi số trong Thương mại và Phân phối: Người trong cuộc nói gì?”
  • Hình thức: Trực tuyến 
  • Thời gian: 14h30 – 16h | Thứ Tư, 27/01/2021 
  • Diễn giả: Ông Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc Chuyển đổi số từ Gimasys, Bà Lê Thị Mai – Giám đốc khách hàng từ Gimasys, Ông Đồng Bảo Toàn – Chuyên gia tư vấn giải pháp cấp cao từ Oracle Netsuite
  • Khách mời: Ông Tạ Quang Hòa – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ phẩm Ba Đình (BFC)

AGENDA CHƯƠNG TRÌNH:

14h15 – 14h30: Check-in
14h30 – 14h35: Khai mạc Toạ đàm
14h35 – 15h50: Bức tranh Chuyển Đổi Số ngành Thương mại và Phân phối
14h50 – 15h10: Trả lời câu hỏi – ERP có phải nền tảng để Chuyển Đổi Số?
15h10 – 15h50: Đối thoại Chuyển Đổi Số – Người trong cuộc nói gì?
15h50 – 16h00: Q&A
16h00 – 16h05: Kết thúc chương trình & Cảm ơn

ĐỂ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG ĐĂNG KÝ FORM BÊN DƯỚI.

Mọi thông tin thắc mắc, hãy liên hệ: 

Mrs. Đoàn Kiều Ninh (Marketing Manager)

E: dkninh@gimasys.com

P: +84 968 652 629

Đăng ký ngay

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua