Quản lý nguồn vốn hiệu quả là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp. Cùng Gimasys tìm hiểu về tầm quan trọng của việc này cũng như giải pháp giúp doanh nghiệp thúc đẩy an toàn tài chính qua bài viết dưới đây.
Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt, tài sản, … hay các nguồn tài chính khác. Quản lý nguồn vốn là một phần quan trọng trong việc quản lý tài chính. Đây là quá trình tối ưu hoạt động sử dụng nguồn vốn, đảm bảo lợi nhuận, tăng trưởng và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Việc quản lý nguồn vốn hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Một số lợi ích chính của việc làm này là:
Từ những lợi ích trên cho thấy,quản lý nguồn vốn hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững và phát triển của tổ chức, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh.
Đây là hoạt động xác định các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn cho doanh nghiệp. Với mục đích mô tả tình hình tài chính, chiến lược và biện pháp cụ thể để dự kiến và cân nhắc sử dụng nguồn giúp đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Nguồn vốn bao gồm vốn hiện có và việc huy động thêm vốn từ bên ngoài qua thông các hoạt động vay mượn hoặc phát hành cổ phiếu.
Khai thác và sử dụng nguồn vốn là quá trình quản lý và tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phụ thuộc vào tình hình kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhà quản lý sẽ linh hoạt sử dụng hoặc huy động nguồn vốn. Bao gồm: Vay ngân hàng, Nguồn vốn liên doanh hoặc liên kết, Phát hành cổ phiếu,…
Mục tiêu chính của việc này là đảm bảo nguồn tài chính của doanh nghiệp sử dụng hiệu quả và hạn chế bị chiếm dụng. Một số biện pháp để thực hiện được việc này là:
Quản lý tồn kho và hạn chế chi phí lưu kho đòi hỏi sự tập trung và sự phân tích cẩn thận. Việc này giúp tối ưu hóa nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp, giảm bớt chi phí và tăng cường lợi nhuận.
Mục đích của phương án quản lý tồn kho giúp đảm bảo rằng tồn kho được quản lý một cách hiệu quả để giảm thiểu chi phí lưu kho và tối ưu hóa sự sử dụng nguồn vốn. Để thực hiện được việc này, doanh nghiệp cần đánh giá và dự đoán được nhu cầu tồn kho cũng như tối ưu hoá mức tồn kho an toàn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể triển khai các giải pháp phần mềm để hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi và đánh giá hiệu suất tồn kho.
Quản trị rủi ro là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp cần xác định, phân tích và đánh giá tình trạng thực tế, từ đó đề xuất phương án để ngăn chặn rủi ro trong tương lai bởi nhiều phương pháp khác nhau.
Do đó, nâng cao hiệu quả việc quản trị rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp quản lý nguồn vốn hiệu quả. Từ đó các nhà quản lý tài chính có thể đưa ra các chiến lược phù hợp giúp tối ưu nguồn vốn của doanh nghiệp.
ERP – Enterprise Resource Planning, là phần mềm quản lý tổng thể cho doanh nghiệp. Hệ thống tích hợp đa giải pháp dành cho doanh nghiệp với mục tiêu quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phần mềm khác nhau cung cấp giải pháp ERP. Do đó, để triển khai thành công giải pháp phù hợp giúp tối ưu chi phí, doanh nghiệp cần cân nhắc và tìm hiểu rõ về giải pháp này.
Oracle NetSuite được ra đời vào năm 1998, là một trong giải pháp phát triển theo mô hình đám mây hàng đầu trên thế giới hiện nay. Nhận thấy được nhu cầu của doanh nghiệp về việc quản lý nguồn vốn, Oracle NetSuite đã xây dựng và phát triển Module Financials – Accounting, cung cấp công cụ quản lý tài chính cho các doanh nghiệp.
Một số tính năng quan trọng của Module Financials – Accounting của Oracle NetSuite:
Quản lý tài sản và ngân sách: Theo dõi và quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm tài sản cố định, tài sản ngắn hạn và dài hạn.
Báo cáo trực quan: Cung cấp các báo cáo tài chính theo nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó, dễ dàng ra quyết định tài chính phù hợp và kịp thời.
Quản lý thuế: Tích hợp tính năng quản lý thuế để theo dõi và tính toán thuế một cách chính xác và tự động.
Bảo mật và tuân thủ: Financials – Accounting của Oracle NetSuite giúp đảm bảo sự bảo mật và tuân thủ với các quy định pháp lý và ngành.
Tích hợp với các hệ thống khác của doanh nghiệp: Tích hợp dễ dàng với các mô-đun khác trong hệ thống Oracle NetSuite như quản lý tồn kho, quản lý dự án, và quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để cung cấp một giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp.
Để triển khai Oracle NetSuite vào hoạt động của mình, doanh nghiệp cần tìm hiểu và lựa chọn đối tác có kinh nghiệm trong việc triển khai. Điều này đảm bảo tăng tỉ lệ thành công khi triển khai giải pháp.
Hãy liên hệ ngay với Gimasys để được tư vấn.
Chi phí triển khai hệ thống ERP là bước tìm hiểu quan trọng trước khi…
Chuyển đổi số đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chuyển đổi dần dần và…
Cloud ERP là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) chạy trên…
Chúng ta đang ở giai đoạn đột phá số thức với sự thay đổi đến…
Khép lại chuỗi sự kiện NetSuite Now On Air 2020 đầy ấn tượng, diễn ra…
Theo ước tính, 60 - 70% các dự án triển khai giải pháp ERP trong…