Với phiên bản mới nhất của NetSuite 2024, các bộ phận trong doanh nghiệp sản xuất có thể nhanh chóng so sánh các lệnh sản xuất cần thực hiện với số lượng linh kiện có sẵn tại nhà máy, nhờ đó dễ dàng phát hiện thiếu hụt hoặc dư thừa chỉ qua một bảng đơn giản.
Đây chỉ là một ví dụ nhỏ về những cải tiến mà NetSuite 2024.2 mang lại cho lĩnh vực sản xuất, kho bãi và chuỗi cung ứng. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia Mỹ, gần 70% doanh nghiệp trong ngành sản xuất có cái nhìn tích cực về tương lai. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn cần những công cụ mới giúp tăng năng suất lao động và giảm tồn kho dư thừa. NetSuite 2024.2 mang đến hàng loạt ứng dụng và tính năng mới giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu này.
NetSuite 2024.2 giới thiệu 03 SuiteApp mới hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kiểm soát chi phí và chủ động đối phó với tình trạng thiếu hụt linh kiện.
Ứng dụng NetSuite Supply 360 giúp các nhà quản lý và lập kế hoạch sản xuất dễ dàng kiểm tra xem có đủ hàng tồn kho để thực hiện các lệnh sản xuất sắp tới hay không. SuiteApp mới này lệnh sản xuất theo địa điểm và ngày, so sánh với lượng hàng tồn kho hiện có và hàng đã đặt, để nhanh chóng phát hiện tình trạng thiếu hụt linh kiện trong bảng đơn hàng một cách dễ hiểu. Người quản lý có thể xem chi tiết thiếu hụt theo từng bộ phận lắp ráp, linh kiện hoặc lệnh sản xuất.
Ứng dụng thứ hai đó là NetSuite Available to Build, cho phép các nhà sản xuất xem số lượng sản phẩm lắp ráp có thể sản xuất được với hàng tồn kho hiện có hay không. Ứng dụng này đánh giá cả linh kiện lắp ráp cuối cùng và linh kiện phụ, giúp nhà sản xuất nhanh chóng xác định khả năng đáp ứng đơn của khách hàng. Nhà quản lý có thể truy cập báo cáo này từ các trang nhập đơn hàng bán và tra cứu danh mục vật tư.
Ứng dụng thứ ba, Cost Variance Analysis, so sánh chi phí dự kiến và thực tế của các lệnh sản xuất qua báo cáo đơn giản. Công cụ này dùng màu xanh để chỉ chi phí thấp hơn dự kiến và màu đỏ cho chi phí cao hơn, cho thấy sự chênh lệch cả về số tiền và tỷ lệ phần trăm. Các quản lý sản xuất có thể xem chi tiết ảnh hưởng của từng linh kiện, loại chi phí và chi phí chuyển đổi đến chi phí cuối cùng qua báo cáo này.
Một số tính năng mới trong NetSuite Warehouse Management System (WMS) và NetSuite Ship Central giúp nhân viên kho xuất hàng nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn và giảm thiểu thất thoát hàng hóa.
Các nhà quản lý kho có thể tiết kiệm thời gian kiểm tra hàng trên kệ với khả năng lên lịch tự động cho các nhiệm vụ bổ sung hàng trong NetSuite WMS. Thay vì yêu cầu bổ sung từng kệ một, WMS Bin Replenishment Schedule cho phép quản lý lọc hàng theo mặt hàng, nhóm hàng, phân loại hàng, hoặc tìm kiếm đã lưu để lên lịch bổ sung. Ngoài ra, nhân viên có thể quét mã số serial của từng sản phẩm trong một pallet hàng chỉ với một lần quét trong quá trình nhận hàng.
Quản lý cũng có thể nhanh chóng xác định các đơn hàng không được xuất đi nhờ báo cáo mới hiển thị các nhiệm vụ chọn hàng thất bại, bao gồm tất cả chi tiết để phân tích nguyên nhân vấn đề.
Trong phiên bản mới của Ship Central, nhân viên chọn đơn hàng không còn phải tìm kiếm tùy chọn vận chuyển rẻ nhất vì ứng dụng sẽ tự động chọn phương án hiệu quả nhất để giao hàng đúng hạn cho khách hàng.
Nhân viên kho cũng được hưởng lợi từ khả năng in nhãn mở rộng trong Ship Central. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng in nhãn trả hàng và chọn phương thức vận chuyển khác với nhãn gửi đi, chẳng hạn như lựa chọn phương án rẻ hơn. Ứng dụng cũng cho phép tùy chỉnh nhãn để gửi hàng hóa nguy hiểm qua USPS và DHL, vận chuyển rượu, thu tiền khi giao hàng, và bao gồm mã thương mại, giải thích nội dung và khai báo cho các lô hàng quốc tế.
Khi các công ty sản phẩm chú trọng vào việc giảm chi phí không cần thiết, họ có thể chuyển từ kiểm kê định kỳ sang kiểm kê chu kỳ thường xuyên hơn. Giờ đây, nhân viên kho có thể tạo, bắt đầu và hoàn thành các kiểm kê chu kỳ ngay trên ứng dụng di động WMS, giúp tiết kiệm thời gian và công sức thay vì phải đến máy tính để thực hiện kiểm kê.
Để trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên trải nghiệm phiên bản mới nhất NetSuite 2024.2 cho lĩnh vực sản xuất, kho bãi và chuỗi cung ứng, hãy liên hệ với Gimasys ngay hôm nay để được tư vấn MIỄN PHÍ. Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và tư vấn chuyển đổi số, cùng việc triển khai thành công 550+ dự án cho khách hàng trong và ngoài nước, Gimasys tự tin giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình trong việc sử dụng ERP hiện đại để tăng trưởng và đột phá.
Chi phí triển khai hệ thống ERP là bước tìm hiểu quan trọng trước khi…
Chuyển đổi số đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chuyển đổi dần dần và…
Cloud ERP là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) chạy trên…
Chúng ta đang ở giai đoạn đột phá số thức với sự thay đổi đến…
Khép lại chuỗi sự kiện NetSuite Now On Air 2020 đầy ấn tượng, diễn ra…
Theo ước tính, 60 - 70% các dự án triển khai giải pháp ERP trong…