Trước đây, SAP Business One được coi là một trong những doanh nghiệp tiên phong dẫn đầu về phần mềm ERP. Được phát triển từ những năm 70, SAP được coi là phần mềm kinh doanh không thiếu đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường ERP đến nay đã thay đổi đáng kể và những giải pháp mới như NetSuite Cloud ERP đã mở đường cho những đổi mới trong thế giới ERP và công nghệ đám mây. Mỗi giải pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng phù hợp với từng loại doanh nghiệp.
Để giúp doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của mình, Hãy cùng Gimasys đi sâu vào 2 giải pháp SAP và NetSuite ERP, xem xét các tính năng và ưu nhược điểm của từng loại.
Giữa NetSuite và SAP tồn tại một số điểm khác biệt nhất định có thể ảnh hưởng đến việc triển khai thành công ERP của doanh nghiệp. Dưới đây là một số điểm khác biệt chính:
NetSuite ERP hiện là công ty dẫn đầu về Nền tảng Đám mây, với hơn 29.000+ khách hàng sử dụng trên toàn thể giới. Trong khi đó, SAP Business One chỉ mới thực hiện chuyển đổi sang mô hình lưu trữ đám mây.
Đối với những doanh nghiệp đang tìm kiếm một hệ thống Cloud ERP cùng các tính năng hiện đại và độ bảo mật cao, NetSuite ERP sẽ là một lựa chọn hoàn hảo. Với kinh nghiệm tư vấn và triển khai cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực, NetSuite ERP giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và hiệu quả.
Vì SAP là một giải pháp On-premise được đưa lên Cloud nên các tùy chỉnh hiện tại có thể sẽ không còn phù hợp với các bản cập nhật trong tương lai. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sử dụng SAP phải phát triển cả hệ thống để có thể khôi phục/ cập nhật các tùy chỉnh đó.
Với hệ thống dựa trên đám mây của NetSuite, các tùy chỉnh của doanh nghiệp sẽ được tiếp tục sử dụng trên các bản cập nhật, diễn ra 02 lần/ năm.
Việc triển khai một hệ thống ERP có thể phát triển lâu dài cùng doanh nghiệp sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.
Bằng việc sử dụng mô hình và cơ sở dữ liệu nhất quán cho toàn bộ hệ thống, NetSuite ERP giúp các phòng ban có thể xem các báo cáo từ tổng quan đến truy vấn ngược dữ liệu theo từng thông tin cụ thể.
Trong khi đó, SAP B1 yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng thêm phần mềm bổ sung (được gọi là SAP Crystal Reports) để tạo các báo cáo tùy chỉnh. Tuy nhiên, Crystal Reports của SAP không có khả năng đi sâu vào chi tiết dữ liệu.
Cả hai giải pháp đều cung cấp đầy đủ các chức năng báo cáo bằng cách sử dụng KPI và dashboard.
Suite Analytics của NetSuite cho phép người dùng tạo báo cáo theo thời gian thực, mang tới cái nhìn 360 độ về doanh nghiệp. NetSuite ERP cũng có khả năng tự động hóa việc tính toán, theo dõi, ghi nhận doanh thu và hỗ trợ các quy tắc ghi nhận doanh thu khác nhau.
Module phân tích của SAP cung cấp các chức năng tương tự như Suite Analytics của NetSuite. Tuy nhiên, nhiều công cụ phân tích nâng cao của SAP lại yêu cầu giấy phép riêng biệt, điều này làm tăng thêm tổng thể chi phí của phần mềm.
Để mang tới một trải nghiệm xuất sắc cho người dùng, NetSuite đã thực hiện một thay đổi lớn đối với dashboard trong bản cập nhật đầu tiên vào năm 2019. Bản cập nhật này đã cung cấp cho người dùng một giao diện dễ nhìn, hiện đại và nhất quán trong toàn bộ ứng dụng.
SAP B1 cũng đang hướng tới việc xây dựng một giao diện người dùng hiện đại và nhất quán, được gọi là Fiori. Tuy nhiên, Fiori vẫn không thể tận dụng được hết các chức năng trong danh mục sản phẩm của mình giống như NetSuite.
Cả 2 giải pháp SAP và NetSuite ERP đều cung cấp cho người dùng khả năng tự xác định giao diện phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình.
Với NetSuite, người dùng có thể dễ dàng tùy chỉnh chỉ với thao tác “trỏ và nhấp chuột”, thay vì phải can thiệp vào code, để trực tiếp tùy chỉnh lại biểu mẫu, bản ghi, KPIs và giao diện. Với các tính năng chưa có sẵn trong giao diện NetSuite, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm đến đối tác, hoặc bên thứ 3, để thiết kế tùy chỉnh theo mong muốn, hoặc sử dụng tập lệnh tùy chỉnh.
Với SAP, trực tiếp sửa lại code có thể hạn chế khả năng nâng cấp hệ thống và sửa lỗi. SAP B1 cần một công cụ riêng biệt để tùy chỉnh (MS Visual Studio), và thường xuyên yêu cầu can thiệp chuyên sâu cho những thay đổi nhỏ nhất.
Mỗi phần mềm đều có những ưu nhược điểm riêng. Dựa vào nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp, một số ưu điểm có thể được coi là cần thiết và một số nhược điểm có thể quá lớn để có thể chấp nhận.
Doanh nghiệp đang phân vân nên sử dụng lâu dài NetSuite ERP hay SAP Business One? Để đảm bảo doanh nghiệp có thể lựa chọn đúng giải pháp, sau đây là một số ưu nhược điểm của từng loại:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Từ những phân tích phía trên, các điểm khác biệt và ưu nhược điểm của 2 phần mềm đều đã được chỉ rõ, và nếu như NetSuite ERP là lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của bạn, hãy LIÊN HỆ NGAY với Gimasys – đối tác triển khai của Oracle NetSuite ERP tại Việt Nam, để được tư vấn chi tiết và trải nghiệm miễn phí!
Chi phí triển khai hệ thống ERP là bước tìm hiểu quan trọng trước khi…
Chuyển đổi số đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chuyển đổi dần dần và…
Cloud ERP là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) chạy trên…
Chúng ta đang ở giai đoạn đột phá số thức với sự thay đổi đến…
Khép lại chuỗi sự kiện NetSuite Now On Air 2020 đầy ấn tượng, diễn ra…
Theo ước tính, 60 - 70% các dự án triển khai giải pháp ERP trong…