Ngành Professional Services và câu chuyện ứng dụng công nghệ trong tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp

Ông trùm công nghệ Bill Gates đã từng nói: “CNTT và kinh doanh đang dần đan xen và gắn kết chặt chẽ với nhau. Tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể nói một cách có ý nghĩa về cái này mà không nói về cái kia.”

Nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến một sự thay đổi lớn về văn hóa làm việc, phương thức quản lý, yêu cầu kỹ năng,… trong thập kỷ qua. Và công nghệ chính là động lực đằng sau những sự thay đổi, giúp các doanh nghiệp mở rộng tầm nhìn, ứng phó kịp thời trước những tác động khách quan và chủ quan.

Được đánh giá là ngành tiềm năng với cơ hội phát triển mạnh mẽ nhưng cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ những bất ổn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Professional Services đang phải dần thay đổi để thích nghi với thị trường.

Thông qua quá trình tư vấn và triển khai sản phẩm tại thị trường trong nước, Gimasys nhận ra rằng rất nhiều doanh nghiệp còn đang vướng mắc trong việc làm thế nào để tối ưu hoá hoạt động một cách bài bản với tầm nhìn dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh việc ứng dụng công nghệ vào các quy trình kinh doanh đang trở thành yếu tố quan trọng để thành công? Tất cả đã được trả lời thông qua tọa đàm trực tuyến “The Changing Professional Services Industries: How to optimize your business with technology?” diễn ra vào ngày 06/8/2021 với sự tham gia của các đại diện đến từ nhiều doanh nghiệp trên cả nước.

05 Services KPI cần chú trọng đối với doanh nghiệp ngành Professional Services

Xuất hiện như một phép thử, đại dịch Covid đã và đang tác động đến nhiều mặt nhiều lĩnh vực kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp nhìn rõ những “điểm trừ” trong nội tại doanh nghiệp và dần thay đổi, ngành Professional Services cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Góp mặt tại buổi tọa đàm trực tuyến, ông Kenny Hong – Giám đốc tư vấn giải pháp cấp cao đến từ Oracle Netsuite ASEAN đã đưa ra 3 xu hướng chính trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp ngành Professional Services, đó là:

Ứng dụng Chuyển đổi số vào tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp: Thực tế đã chứng minh rằng, khi câu chuyện làm việc từ xa ngày càng trở nên phổ biến sẽ đồng nghĩa với việc thúc đẩy nhu cầu thay đổi, tăng tốc số hóa nhằm tạo dựng lợi ích cạnh tranh trên thị trường.

Phát triển những phương thức mới giúp kết nối và duy trì mối quan hệ với khách hàng

Sự thay đổi trong tuyển dụng và giữ chân nhân tài: Theo một nghiên cứu của ESR, số lượng nhân viên làm việc từ xa sẽ tăng gấp đôi vào năm 2021, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần linh hoạt hơn trong các sắp xếp và phân công công việc, cũng như các hoạt động/ chế độ để giữ chân nhân viên.

Buổi tọa đàm cũng hé mở cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Professional Services cách đo lường được hiệu quả hoạt động thông qua 05 chỉ tiêu Services KPI:

Khách hàng tham chiếu (Referenceable Customers)
Doanh thu hàng năm trên tổng dịch vụ cung cấp
Mức sử dụng (Utilisation)
Biên lợi nhuận gộp
Thời gian thu hồi công nợ (Day Sales Outstanding)

Chuyển đổi số không còn là “cuộc dạo chơi” của doanh nghiệp

Chia sẻ tại phiên thảo luận “The Changing Professional Services Industries in Vietnam: Where to Focus?”, ông Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc Chuyển đổi số từ Oracle NetSuite đã đưa đến những lợi ích khi doanh nghiệp ứng dụng Chuyển đổi số vào hoạt động thường ngày.

Ông Sơn cho biết: “Có 2 khía cạnh chúng ta cần nghiêm túc xem xét. Điểm đầu tiên là chuyển đổi số trong nội bộ công ty tư vấn là gì? Điểm thứ 2 là, bản thân chúng ta cũng là công ty tư vấn thì chúng ta cũng cần phải tư vấn cho khách hàng những mô hình mới, những disruptive để từ đó tạo ra những “kẻ phá bĩnh” trên thị trường, giúp cho khách hàng của chúng ta vươn lên cao hơn nữa.”

Lấy ví dụ về mảng bán của các công ty dịch vụ, ông Sơn đã nêu lên thực trạng hiện nay của không ít doanh nghiệp: “Nếu như chúng ta Silos bất cứ mảng nào, không có một platform thống nhất thì mảng bán của một công ty tư vấn sẽ không chạy tốt, chạy bằng thủ công và lệ thuộc vào kỹ năng, trình độ của một số người đã có kinh nghiệm chạy. Số hóa chính là việc số hóa toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, giúp đáp ứng việc nhu cầu khách hàng và mở rộng sang các thị trường khác”.

Theo nghiên cứu của đại học RMIT, chỉ có 7% công ty ở Việt Nam có khả năng chuyển đổi toàn diện, trong khi có đến 35% Công ty chỉ có thể thực hiện chuyển đổi số từng phần do hạn chế về nền tảng cho việc chuyển đổi số toàn diện. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta có thể nhận thấy rằng, ứng dụng công nghệ để chuyển đổi không phải là một cuộc dạo chơi mà là yếu tố cần thiết góp phần vào sự phát triển và thành công.

Mô hình Chuyển đổi số cho doanh nghiệp ngành Professional Services.

Tuy nhiên, câu hỏi được rất nhiều doanh nghiệp đặt ra là “nên áp dụng mô hình nào cho Chuyển đổi số?”. Tại phiên thảo luận của mình, ông Sơn cũng đã đưa ra một mô hình mẫu mà căn cứ vào đó, các doanh nghiệp có thể Chuyển đổi số tùy thuộc vào tình hình thực tế: “Model này sẽ có 3 nhánh mà chúng ta có thể thực hiện Chuyển đổi số, đó là Chuyển đổi số về Trải nghiệm khách hàng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Loại hình thứ hai là các doanh nghiệp có thể tập trung vào quy trình nội bộ, rất dễ dàng cho việc số hóa, ví dụ như quản trị dự án, quản trị hệ thống nguồn lực,… Mảng thứ ba chúng ta sẽ có những cái về Business Model. Nếu muốn tạo được sự đột phá trên thị trường, chúng ta sẽ có 2 cách, một là chỉnh lại hệ thống, hai là chúng ta xây dựng hệ thống Business Model mới và sử dụng công nghệ số. Và hiện tại có rất nhiều công nghệ, như Cloud, giúp chúng ta giảm thiểu chi phí đầu tư, tiến tới Chuyển đổi số thật nhanh”.

Ứng dụng công nghệ giúp tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp – chia sẻ từ “người trong cuộc”

Với kinh nghiệm gần 20 năm thành lập và phát triển, TalentNet được biết đến là một trong những công ty tư vấn nhân sự hàng đầu, hoạt động trong các lĩnh vực về quản trị nguồn nhân lực, dịch vụ thuê ngoài nhân sự. Chia sẻ tại tọa đàm, bà Nguyễn Thị Minh Phương – Giám đốc tài chính và giám đốc chi nhánh Hà Nội, công ty TalentNet đã có những chia sẻ về những thành công bước đầu khi ứng dụng giải pháp Oracle NetSuite vào hoạt động nội bộ của doanh nghiệp.

“Mới bắt đầu thực hiện Chuyển đổi số trong vòng 2 năm gần đây, TalentNet cũng đã đạt được một số những thành quả, tạo động lực rất lớn cho chúng tôi. Cuối năm 2020, TalentNet được công nhận là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có thể kết nối và tận dụng nền tảng thanh toán tự động của ngân hàng đối tác, từ đó tự động hóa được quy trình thanh toán lương với khối lượng giao dịch rất lớn. Thành quả thứ hai mà TalentNet đạt được là tăng rõ ràng khả năng ứng biến trong kinh doanh. Thành quả thứ ba là làm tăng trải nghiệm cho nhân viên, không bị hạn chế về không gian và tăng khả năng kết nối từ xa. Điểm thứ tư là tăng khả năng và hiệu suất làm việc, giảm rủi ro và hạn chế sai sót trong công việc”.

Và để có được một hệ thống đáng tin cậy, giúp doanh nghiệp xử lý công việc một cách chính xác, TalentNet đã đưa ra các tiêu chí như: Tính ổn định của hệ thống, khả năng mở rộng nhanh; Đảm bảo tính bảo mật trong lưu trữ dữ liệu và thông tin khách hàng; Một hệ thống global thừa hưởng được các best-practices với các quy trình hoạt động mang tính chuẩn hóa và hiệu quả cao; Khả năng tích hợp được với các hệ thống khác để giúp phát huy thế mạnh của đối tác, tăng độ kiểm soát & vận hành tự động; Độ linh động của hệ thống, chú trọng vào đầu tư công nghệ đám mây; Chi phí và lợi ích đầu tư.

“Thông qua những tiêu chí lựa chọn như vậy, chúng tôi đã phải cân nhắc rất kỹ để chọn cho mình một hệ thống vững chắc, đáp ứng được các nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp” – bà Phương chia sẻ.

Về Gimasys

Trên chặng đường hình thành và phát triển, Gimasys đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Salesforce, Oracle, Google, NetSuite, MuleSoft, Tableau, và trở thành đối tác của nhiều doanh nghiệp hàng đầu như VinGroup, Masan Group, Vietnam Airlines, Be Group, Techcombank,… Trải qua hơn 17 năm, Gimasys đã vươn lên trở thành đơn vị dẫn đầu tại Việt Nam cung cấp dịch vụ và triển khai hệ thống CRM, ERP trên nền tảng đám mây, đồng thời cung cấp các giải pháp Chuyển đổi số cho nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

Tìm hiểu thêm về giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp ngành Professional Services tại: https://g-erp.co/nganh-nghe/professional-services/

Tu Le Ngoc Anh

Recent Posts

Chi phí triển khai NetSuite ERP trong doanh nghiệp

Chi phí triển khai hệ thống ERP là bước tìm hiểu quan trọng trước khi…

3 năm ago

Tư duy và Cách thức Chuyển đổi số thành công

Chuyển đổi số đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chuyển đổi dần dần và…

3 năm ago

Có thật NetSuite là Cloud ERP tốt nhất hiện nay?

  Cloud ERP là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) chạy trên…

3 năm ago

Doanh nghiệp chuyển đổi số với NetSuite Cloud ERP

Chúng ta đang ở giai đoạn đột phá số thức với sự thay đổi đến…

3 năm ago

NetSuite Now On Air 2020: Nhìn lại hành trình trải nghiệm ứng dụng cloud ERP vào doanh nghiệp

Khép lại chuỗi sự kiện NetSuite Now On Air 2020 đầy ấn tượng, diễn ra…

3 năm ago

Cách để Doanh nghiệp triển khai NetSuite ERP thành công

Theo ước tính, 60 - 70% các dự án triển khai giải pháp ERP trong…

3 năm ago