• Tiếng Việt
  • English

Tại sao Doanh nghiệp nên sử dụng NetSuite

Cho ngành Vận tải & Logistics

Trang chủ / Cho ngành Vận tải & Logistics

Chuyển đổi

Đại tu các hệ thống lỗi thời với giải pháp tài chính được xây dựng dựa trên 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành của NetSuite.

Để điều hành một doanh nghiệp vận tải và logistics thành công đòi hỏi phải bắt kịp với những thay đổi về công nghệ, lực lượng lao động, nhu cầu của khách hàng, mô hình định giá và nhiều hơn thế nữa. Khi toàn cầu hóa ngày càng mở rộng và thị trường quốc tế trở nên cạnh tranh hơn, nhiều công ty vận tải gặp phải tình trạng công nghệ bị lạc hậu, mà không có sẵn khoản vốn lớn để thay thế những hệ thống cũ đó. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến thất thoát trong hoạt động giao hàng và 3PL trong bối cảnh liên tục thay đổi hiện nay.

NetSuite cung cấp một giải pháp giúp doanh nghiệp của bạn đạt được thành công ngay từ những ngày đầu tiên. Bằng cách tư vấn cho doanh nghiệp mọi hoạt động từ bán hàng đến triển khai và hỗ trợ, NetSuite đảm bảo sẽ luôn đồng hành trong suốt vòng đời của doanh nghiệp và có thể phát triển cùng với doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp trở thành đơn vị dẫn đầu trong ngành. Bằng cách triển khai công nghệ phù hợp để làm nổi bật dịch vụ và lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh và thành công.

Khám phá cách NetSuite chuyển đổi Doanh nghiệp của bạn

Đổi mới

Khai thác tiềm năng của điện toán đám mây - hợp lý hóa quy trình và đồng bộ sổ sách kế toán.

Doanh nghiệp càng phát triển, hoạt động kinh doanh càng phức tạp. Thông thường các công ty vận tải và logistics buộc phải làm việc với một loạt bảng tính, tiềm ẩn nhiều rủi ro và chỉ có thể hoạt động cùng các hệ thống lỗi thời. Cách thức kinh doanh này gây ra tình trạng làm việc kém hiệu quả ví dụ như trong công việc kế toán cuối tháng hay quan trọng hơn là phổ biến nguồn tin chính thống, những hoạt động này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định chắc chắn trong môi trường kinh doanh có nhịp độ nhanh như hiện nay.

Cùng với NetSuite, doanh nghiệp có thể hợp lý hóa những quy trình kinh doanh quan trọng cũng như các hoạt động của các công ty con. Đẩy nhanh quy trình phê duyệt tài chính thông qua việc áp dụng một nền tảng được tích hợp đầy đủ, liên kết front office và back office, cung cấp cái nhìn đơn nhất về tình trạng hoạt động trên toàn bộ doanh nghiệp. NetSuite OneWorld cho phép doanh nghiệp phát triển quy trình kinh doanh tiêu chuẩn và triển khai trên các bộ phận và công ty con chỉ bằng một cú nhấp chuột, đảm bảo rằng các tiêu chuẩn này sẽ được áp dụng trên toàn thế giới. Lãnh đạo doanh nghiệp và các đối tác liên quan khác có thể thu được cái nhìn về hiệu suất kinh doanh tại thời gian thực và tìm hiểu sâu hơn về các chỉ số quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tổ chức, từ đó cân nhắc đến những thay đổi trong tương lai.

Điện toán đám mây là hạ tầng kinh doanh quan trọng trong giai đoạn hiện tại và tương lai. NetSuite tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung vào đổi mới và thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển thay vì phải mất thời gian cho những vấn đề phát sinh ở phần cứng và phần mềm.

Tại sao hơn 21,000 Doanh nghiệp tin tưởng sử dụng NetSuite

Hiện đại hóa

Đánh bại đối thủ cạnh tranh bằng khả năng thích ứng linh hoạt của một hệ thống được thiết kế cho thế kỷ 21

Người tiêu dùng ngày nay kỳ vọng rất nhiều thứ. Họ kỳ vọng nhận được dịch vụ giao hàng nhanh, giao hàng miễn phí hoặc sản phẩm sẵn có. Họ cũng muốn mua sản phẩm bất cứ nơi nào có thể. Để đáp ứng những nhu cầu này, các công ty vận tải và logistics phải có khả năng cung cấp dịch vụ kịp thời trong khi vẫn giữ được mức chi phí thấp.

NetSuite cung cấp mức độ linh hoạt cần thiết để thích ứng với nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng, tuân thủ các quy định tiêu chuẩn và phù hợp với xu hướng của ngành. Được xây dựng để thay đổi theo đặc thù doanh nghiệp, nền tảng của NetSuite được thiết kế để phù hợp với sự phát triển và cho phép tích hợp với nền tảng đám mây hàng đầu khác để cung cấp đến doanh nghiệp những tính năng tốt nhất.

Khám phá tính năng của Nền tảng Suite trên đám mây

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua