• Tiếng Việt
  • English
Trang chủ / Tin tức / Làm thế nào để kiểm soát chi phí Tùy chỉnh NetSuite?

Làm thế nào để kiểm soát chi phí Tùy chỉnh NetSuite?

tùy chỉnh NetSuite

Hệ thống Cloud ERP hàng đầu của Oracle NetSuite sở hữu nhiều tiềm năng quản trị doanh nghiệp không giới hạn. Tuy nhiên, với sự đa dạng trong khả năng tùy chỉnh, việc chi phí tùy chỉnh có thể bị tăng nhanh chóng ngoài tầm kiểm soát là điều không thể tránh khỏi. Gimasys sở hữu một đội ngũ chuyên gia phần mềm đám mây được chứng nhận bởi NetSuite, Gimasys đã hỗ trợ nhiều khách hàng triển khai NetSuite thành công.

Trong nhiều năm qua, Gimasys đã chứng kiến nhiều tình huống khác nhau như khách hàng không biết chính xác doanh nghiệp mình cần gì hoặc một đơn vị khác xây dựng báo giá cho những tính năng vượt quá nhu cầu thực tế của doanh nghiệp – tất cả những điều này đều có thể khiến ngân sách dự án NetSuite vượt tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

Để phần nào giải quyết nỗi lo về ngân sách, đội ngũ chuyên gia Gimasys sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một số mẹo về cách kiểm soát chi phí tùy chỉnh NetSuite.

4 Cách kiểm soát chi phí Tùy chỉnh NetSuite

tùy chỉnh NetSuite

1. Biết chính xác doanh nghiệp cần gì ngay từ đầu

Trước khi bước vào quá trình triển khai NetSuite, điều quan trọng là phải biết chính xác doanh nghiệp cần gì từ phần mềm đám mây này.

Hãy chắc chắn rằng đã liệt kê chi tiết mọi thứ, bao gồm:

  • Quy trình vận hành công việc
  • Quy trình kinh doanh, bao gồm mọi quy trình phê duyệt
  • Tất cả các phần mềm và nền tảng mà doanh nghiệp đang sử dụng
  • Các nhu cầu kinh doanh bền vững theo thời gian và sẽ không thay đổi
  • Các nhu cầu kinh doanh bổ sung mà doanh nghiệp muốn phần mềm đám mây đáp ứng

Việc lên kế hoạch chi tiết ngay từ đầu sẽ cung cấp cho đối tác triển khai NetSuite của doanh nghiệp tất cả những gì họ cần để làm việc. Đối tác triển khai sẽ sử dụng thông tin này để xác định các tùy chỉnh cần thiết để đáp ứng yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

Xác định rõ ràng nhu cầu từ đầu cho phép doanh nghiệp bám sát theo ngân sách ban đầu thay vì ngạc nhiên bởi các tùy chỉnh đắt đỏ sau này chỉ bởi vì doanh nghiệp đã bỏ lỡ một số yêu cầu ban đầu. Từ đó doanh nghiệp sẽ biết chính xác mình cần gì và chi phí dự kiến là bao nhiêu.

2. Chỉ nên đầu tư cho những gì doanh nghiệp cần ngay lập tức

Bảng giá của NetSuite có thể khá phức tạp với một số doanh nghiệp, bởi bảng giá này sẽ bao gồm nhiều cấu phần như giá của các module tùy chọn, tiện ích bổ sung và tùy chỉnh,… mỗi hạng mục đều có mức giá riêng. Mặc dù ban đầu doanh nghiệp có thể sẽ thấy hấp dẫn hơn khi lựa chọn một gói dịch vụ lớn trọn gói để đề phòng cho tương lai, tuy nhiên doanh nghiệp chỉ nên thực sự chi trả cho những gì tổ chức cần ngay tại thời điểm hiện tại.

Nếu sau này doanh nghiệp cần thêm một module khác hoặc mua thêm license người dùng bổ sung, đối tác triển khai NetSuite có thể dễ dàng thêm vào hệ thống hiện tại. Đây là một trong những điểm mạnh vượt trội của NetSuite! Nền tảng Oracle NetSuite Cloud ERP được xây dựng để mở rộng cùng với sự phát triển của doanh nghiệp.

3. Cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn đối tác triển khai giải pháp NetSuite

Trước khi đồng ý hợp tác với bất kỳ đối tác triển khai NetSuite nào, đảm bảo hiểu rõ các loại tùy chỉnh mà các đối tác có khả năng thực hiện. Cần xem xét kỹ càng về khả năng tư vấn cũng như triển khai của đối tác để đảm bảo rằng dự án sẽ thành công và tối ưu về chi phí cũng như hiệu suất sử dụng sau khi quá trình triển khai hoàn tất.

Ngoài ra, cần đảm bảo đối tác triển khai được lựa chọn thực sự hiểu biết về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Chắc chắn rằng bất kì doanh nghiệp nào cũng sẽ không muốn chọn một nhà cung cấp mặc dù có chi phí rẻ hơn nhưng họ lại không thực sự biết mình đang làm gì và lãng phí tiền bạc của khách hàng, sau đó buộc doanh nghiệp phải tìm đến một đối tác triển khai khác có nhiều kinh nghiệm hơn sau khi quá trình triển khai trước đó đã thất bại.

4. Chọn đối tác triển khai NetSuite có tiện ích bổ sung NetSuite riêng

Tiện ích bổ sung NetSuite là những trình kết nối được xây dựng sẵn, giúp dễ dàng bổ sung các chức năng nâng cao vào hệ thống NetSuite hiện tại. Một số đối tác triển khai NetSuite nổi được ưu tiên lựa chọn hơn hẳn nhờ khả năng tạo ra các gói tiện ích bổ sung NetSuite của riêng họ. Hợp tác với những đơn vị này này là giải pháp tiết kiệm chi phí, dễ dàng và nhanh chóng nhất để nâng cao chức năng của NetSuite vì:

  • Tiết kiệm chi phí: Việc sử dụng tiện ích bổ sung NetSuite thường rẻ hơn so với việc phát triển tùy chỉnh hoàn toàn từ đầu.
  • Dễ dàng triển khai: Tiện ích bổ sung NetSuite có thể được cài đặt và cấu hình nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
  • Giảm thiểu rủi ro: Tiện ích bổ sung NetSuite đã được kiểm tra và xác minh, giúp giảm thiểu nguy cơ phát sinh lỗi hoặc trục trặc.
  • Nâng cao chức năng: Tiện ích bổ sung NetSuite có thể cung cấp các chức năng bổ sung không có sẵn trong NetSuite tiêu chuẩn.

Tại Gimasys, đội ngũ với hơn 20 năm kinh nghiệm của chúng tôi đã tạo ra nhiều tiện ích bổ sung NetSuite hữu ích. Liên hệ với Gimasys để được tư vấn MIỄN PHÍ!

Doanh nghiệp cần trợ giúp thêm về tùy chỉnh NetSuite?

Là nhà cung cấp giải pháp NetSuite hàng đầu, đội ngũ phát triển và chuyên gia nền tảng đám mây của Gimasys sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp của bạn.

Chúng tôi – Gimasys sẽ hỗ trợ tư vấn và triển khai giải pháp NetSuite phù hợp nhất với nhu cầu và định hướng phát triển của doanh nghiệp. LIÊN HỆ VỚI GIMASYS để được tư vấn về dự án tùy chỉnh của doanh nghiệp nên bắt đầu như thế nào.

Với kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và tư vấn chuyển đổi số, cùng việc triển khai thành công 550+ dự án cho khách hàng trong và ngoài nước, chúng tôi – Gimasys tự tin giúp khách hàng đạt được mục tiêu của mình trong việc sử dụng Oracle NetSuite ERP để tăng trưởng.

LIÊN HỆ NGAY

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua