• Tiếng Việt
  • English

Tài liệu

Trang chủ / Hiệu quả đầu tư (ROI) của hệ thống ERP

Hiệu quả đầu tư (ROI) của hệ thống ERP

Tài liệu Hiệu quả đầu tư (ROI) của hệ thống ERP

Việc định giá và tính toán lợi tức đầu tư (ROI) của hệ thống ERP là một phần quan trọng trong việc xác định giá trị và tiềm năng mà nền tảng ấy có thể mang lại. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể đánh giá và dự đoán tác động của giải pháp, đồng thời điều chỉnh chiến lược triển khai theo thời gian để tối ưu hóa giá trị của nền tảng mới này.

Các hệ thống ERP có khả năng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau trong một doanh nghiệp. Thách thức đo lường ROI ngày càng rõ ràng hơn khi các doanh nghiệp chuyển sang sử dụng hệ thống ERP trên đám mây, nơi những lợi ích “vô hình”, như tính linh hoạt và khả năng mở rộng, khó có thể được định giá bằng tiền tệ. Điều này đòi hỏi sự đánh giá tỉ mỉ và cân nhắc kỹ càng các yếu tố khác nhau để có thể xác định rõ các lợi ích và tính toán ROI một cách chính xác.

Trong tài liệu “Hiệu quả đầu tư (ROI) của hệ thống ERP”, Gimasys sẽ phân tích chi tiết các lợi ích của hệ thống ERP, hướng dẫn cách đo lường lợi tức đầu tư (ROI) chính xác và đề xuất các chiến lược doanh nghiệp có thể áp dụng để tận dụng toàn bộ tiềm năng và lợi ích mà hệ thống mang lại.

  • Lợi ích của hệ thống ERP
  • Cách đo lường ROI của hệ thống ERP
  • Công thức tính chỉ số ROI
  • Cách tăng lợi tức đầu tư (ROI)
  • Câu hỏi thường gặp về ROI

TẢI XUỐNG NGAY

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua