• Tiếng Việt
  • English
Trang chủ / Tin mới / Tầm quan trọng của minh bạch chuỗi cung ứng đối với việc kinh doanh nhà hàng

Tầm quan trọng của minh bạch chuỗi cung ứng đối với việc kinh doanh nhà hàng

Minh bạch chuỗi cung ứng

Ngày nay, thực khách không chỉ quan tâm đến món ăn mà còn muốn biết rõ về nguyên liệu, nguồn gốc và cách thức những nguyên liệu đó được vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Nguyên nhân có thể là do lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm, sở thích ăn uống cá nhân, trách nhiệm xã hội,… Dù không nói ra, nhưng thực chất người tiêu dùng đang mong đợi sự minh bạch trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý, nhà đầu tư và bộ phận quản lý rủi ro của nhà hàng cũng đang đặt ra yêu cầu tương tự.

Sự minh bạch trong chuỗi cung ứng của nhà hàng là gì? 

Sự minh bạch trong chuỗi cung ứng giúp nhà hàng trả lời các câu hỏi từ khách hàng và các bên liên quan về nguồn gốc thực phẩm, thành phần, cũng như cách thức thực phẩm được vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Trước đây, chuỗi cung ứng của nhà hàng thường hoạt động âm thầm và ít được khách hàng chú ý. Tuy nhiên, hiện nay các nhà hàng ngày càng chú trọng hơn vào việc cung cấp thông tin rõ ràng để đáp ứng sự quan tâm của thực khách, chẳng hạn như thực phẩm có hữu cơ không? Có chứa gluten không? Được sản xuất theo tiêu chuẩn thương mại công bằng? Trung hòa carbon chưa? Nuôi trồng theo phương pháp gì? Đã được kiểm tra chất lượng chưa?.

Các nhà hàng, dù lớn hay nhỏ, đang ngày càng chú trọng đến việc minh bạch trong chuỗi cung ứng của mình. Các chuỗi nhà hàng lớn và các nhà cung cấp như McDonald’s và Chipotle đang tích cực quan tâm đến các vấn đề môi trường và xã hội. Ví dụ, McDonald’s đang chuyển sang sử dụng trứng không từ chuồng kín để cải thiện điều kiện sống của động vật. Chipotle đã lắp đặt các cảm biến không dây để đảm bảo thực phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn “Thực phẩm an toàn cho sức khỏe”. Hơn nữa, Sysco, một nhà phân phối thực phẩm lớn, đã phát động chiến dịch “Một hành tinh. Một bàn ăn.” nhằm ủng hộ các sáng kiến sự phát triển bền vững của môi trường.

Tương tự, các nhóm nhà hàng nhỏ hơn cũng đang chú trọng đến đạo đức chuỗi cung ứng. Nhà hàng T’s ở Rhode Island đã khẳng định trên website rằng: “Chúng tôi cam kết tìm nguồn thực phẩm một cách có trách nhiệm, tập trung vào khu vực New England, chú trọng tính bền vững và hợp tác với các trang trại, doanh nghiệp gia đình.” 

Để thực hiện được những cam kết này một cách đáng tin cậy, các nhà hàng cần công khai minh bạch chuỗi cung ứng của mình. Tuy nhiên, việc đạt được sự minh bạch này vẫn là một thách thức lớn đối với nhiều nhà hàng, vì các phương pháp quản lý chuỗi cung ứng hiện nay vẫn chưa hoàn thiện

Thực trạng chuỗi cung ứng trong ngành nhà hàng

Hiện tại, tính minh bạch trong chuỗi cung ứng vẫn là điều khó đạt được đối với nhiều nhà hàng nhỏ. So với nhiều ngành khác, việc áp dụng công nghệ trong các nhà hàng diễn ra chậm hơn. Theo Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia Mỹ (NRA), chỉ có 13% các nhà quản lý nhà hàng cho biết họ đang sử dụng công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, vào năm 2024, hơn một nửa trong số họ dự định sẽ đầu tư nhiều hơn vào công nghệ liên quan đến chuỗi cung ứng để cải thiện tính minh bạch.

Để không chỉ là những thông điệp quảng cáo sáo rỗng và đạt đến mục tiêu minh bạch thực sự trong chuỗi cung ứng, các nhà hàng cần cải thiện các chức năng quản lý chuỗi cung ứng như:

  • Quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp (SRM): SRM là quá trình đánh giá, giám sát hiệu suất và tương tác với nhà cung cấp theo thời gian thực bằng các công cụ kỹ thuật số như phần mềm quản lý nhà cung cấp, thẻ điểm và cổng chia sẻ thông tin. SRM giúp tăng cường sự rõ ràng, cải thiện hợp tác và thúc đẩy đổi mới chung, đồng thời cũng mang lại lợi ích về chi phí, chất lượng và việc giao hàng.
  • Khả năng hiển thị chuỗi cung ứng: Chức năng này theo dõi các sản phẩm thực phẩm và phi thực phẩm được đặt hàng từ nhà cung cấp và lưu trữ trong kho. Sự minh bạch được đảm bảo nhờ vào phần mềm quản lý vận tải và hàng tồn kho, giúp theo dõi các chi tiết của chuỗi cung ứng như điều kiện bảo quản lạnh, khí thải và lượng rác thải.
  • Truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng: là việc theo dõi chi tiết nguồn gốc và quy trình của các sản phẩm từ khi chúng được sản xuất cho đến khi đến tay người tiêu dùng. Sử dụng các công cụ như mã vạch, mã QR, thẻ RFID và phần mềm để kiểm tra thông tin về nguyên liệu, quá trình chế biến, chứng nhận và các dữ liệu quan trọng khác từ các cơ sở dữ liệu.

Tại sao các nhà hàng nên tập trung vào minh bạch chuỗi cung ứng?

Theo Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia Mỹ (NRA), 70% thực khách cho biết họ ưu tiên chọn món ăn được sản xuất theo tiêu chí bền vững hơn. Các nhà quản lý và nhà đầu tư cũng đang ủng hộ xu hướng này. Một nghiên cứu của Deloitte và Đại học New York cho thấy: “Những công ty không đầu tư vào tính bền vững có thể phải đối mặt với chi phí quy định cao hơn hoặc khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn với lãi suất cạnh tranh từ các nhà cho vay đang nỗ lực đạt được mục tiêu bền vững của riêng họ.” 

Mặc dù chuỗi cung ứng đang gặp nhiều thách thức, nhưng ngay cả những nhà hàng nhỏ cũng đang cố gắng đáp ứng một phần yêu cầu này.

Một xu hướng nổi bật hiện nay là nhiều nhà hàng tìm kiếm nguồn nguyên liệu địa phương và tự xây dựng thương hiệu “từ nông trại đến bàn ăn”. Việc này giúp đơn giản hóa chuỗi cung ứng, từ đó dễ dàng đảm bảo tính minh bạch. Khi các nhà hàng mua nguyên liệu trực tiếp từ nông trại địa phương, họ có thể duy trì mối quan hệ trực tiếp với nhà cung cấp, trao đổi thông tin và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn. Chuỗi cung ứng ngắn cũng thường rút ngắn thời gian xử lý, đóng gói hay vận chuyển, giúp nguyên liệu tươi ngon hơn. Đặc biệt, 8/10 thực khách trong một khảo sát của NRA cho biết họ thích sử dụng thực phẩm có nguồn gốc địa phương.

Các nhà cung cấp lớn như Kraft Heinz và Sysco cũng đang hỗ trợ các nhà hàng nhỏ phát triển bền vững. Kraft Heinz cam kết sẽ chỉ mua cà chua từ các nguồn bền vững để sản xuất ketchup vào năm 2025. Trong khi đó, Sysco cung cấp hàng nghìn sản phẩm có chứng nhận bền vững cho các nhà hàng.

Các nhà hàng lớn cũng đang ứng dụng công nghệ số để minh bạch chuỗi cung ứng phức tạp, và những công nghệ này sẽ dần được phổ biến tới các nhà hàng nhỏ. Ví dụ, Chipotle đang tiên phong sử dụng RFID để theo dõi nguyên liệu từ nhà cung cấp đến nhà hàng, nhằm nâng cao an toàn thực phẩm và đảm bảo nguồn gốc bền vững.

Công nghệ hỗ trợ nhà hàng tăng cường minh bạch chuỗi cung ứng như thế nào?

Nhiều nhà hàng đã bắt đầu số hóa quy trình kinh doanh, từ việc dùng máy tính bảng để gọi món ở khu vực phục vụ đến tự động hóa kế toán, theo dõi hàng tồn kho trong khu vực bếp. Các nhà hàng tiên tiến hơn đã áp dụng công cụ số cho quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp, tăng cường khả năng giám sát và truy xuất nguồn gốc – ba yếu tố cốt lõi của sự minh bạch trong chuỗi cung ứng.

Việc tích hợp các công cụ này, cùng hệ thống Cloud ERP làm trung tâm lưu trữ dữ liệu, giúp tự động hóa việc cung cấp các số liệu chính xác theo thời gian thực và các báo cáo kiểm toán, nâng cao tính minh bạch.

Tăng cường khả năng hiển thị chuỗi cung ứng với mô-đun quản lý chuỗi cung ứng

Hệ thống hiện đại và đơn giản của NetSuite được thiết kế đặc biệt cho các nhà hàng, chuỗi nhượng quyền và nhóm khách sạn, nhằm cải thiện khả năng hiển thị và minh bạch của chuỗi cung ứng. Đây là một hệ thống ERP trên nền tảng đám mây, bao gồm quản lý chuỗi cung ứng, quản lý hàng tồn kho và kế toán. Hệ thống giúp kết nối từ khu vực phục vụ đến khu vực bếp trong nhà hàng, đồng thời nâng cao sự hợp tác với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung cấp bền vững và trách nhiệm.

Minh bạch trong chuỗi cung ứng
Dashboards giúp theo dõi hiệu suất của nhà cung cấp.

Doanh nghiệp đang muốn tìm hiểu kĩ hơn về giải pháp công nghệ toàn diện của Oracle NetSuite giúp tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng? Giải pháp Oracle NetSuite Cloud ERP dành riêng cho nhóm ngành nhà hàng, chuỗi cung ứng  từ sự hợp tác giữa Gimasys và Introv Hồng Kông sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết và cải thiện vượt trội các vấn đề trong vận hành. LIÊN HỆ NGAY với Gimasys để nhận tư vấn MIỄN PHÍ về giải pháp quản lý chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp!

LIÊN HỆ NGAY

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua