• Tiếng Việt
  • English

Trước đây, SAP Business One được coi là một trong những doanh nghiệp tiên phong dẫn đầu về phần mềm ERP. Được phát triển từ những năm 70, SAP được coi là phần mềm kinh doanh không thiếu đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường ERP đến nay đã thay đổi đáng kể và những giải pháp mới như NetSuite Cloud ERP đã mở đường cho những đổi mới trong thế giới ERP và công nghệ đám mây. Mỗi giải pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng phù hợp với từng loại doanh nghiệp.

Để giúp doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của mình, Hãy cùng Gimasys đi sâu vào 2 giải pháp SAP và NetSuite ERP, xem xét các tính năng và ưu nhược điểm của từng loại.

  • Thời gian đọc: 05 phút
  • Bài viết dành cho: Lãnh đạo và các cấp quản lý
  • Cần trợ giúp? LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi

NetSuite vs SAP: Những điểm khác biệt chính

Giữa NetSuite và SAP tồn tại một số điểm khác biệt nhất định có thể ảnh hưởng đến việc triển khai thành công ERP của doanh nghiệp. Dưới đây là một số điểm khác biệt chính:

  1. Nền tảng Đám mây

NetSuite ERP hiện là công ty dẫn đầu về Nền tảng Đám mây, với hơn 29.000+ khách hàng sử dụng trên toàn thể giới. Trong khi đó, SAP Business One chỉ mới thực hiện chuyển đổi sang mô hình lưu trữ đám mây.

Đối với những doanh nghiệp đang tìm kiếm một hệ thống Cloud ERP cùng các tính năng hiện đại và độ bảo mật cao, NetSuite ERP sẽ là một lựa chọn hoàn hảo. Với kinh nghiệm tư vấn và triển khai cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực, NetSuite ERP giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và hiệu quả.

  1. Nâng cấp hệ thống của doanh nghiệp

Vì SAP là một giải pháp On-premise được đưa lên Cloud nên các tùy chỉnh hiện tại có thể sẽ không còn phù hợp với các bản cập nhật trong tương lai. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sử dụng SAP phải phát triển cả hệ thống để có thể khôi phục/ cập nhật các tùy chỉnh đó.

Với hệ thống dựa trên đám mây của NetSuite, các tùy chỉnh của doanh nghiệp sẽ được tiếp tục sử dụng trên các bản cập nhật, diễn ra 02 lần/ năm.

Việc triển khai một hệ thống ERP có thể phát triển lâu dài cùng doanh nghiệp sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.

  1. Báo cáo chi tiết

Bằng việc sử dụng mô hình và cơ sở dữ liệu nhất quán cho toàn bộ hệ thống, NetSuite ERP giúp các phòng ban có thể xem các báo cáo từ tổng quan đến truy vấn ngược dữ liệu theo từng thông tin cụ thể.

Trong khi đó, SAP B1 yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng thêm phần mềm bổ sung (được gọi là SAP Crystal Reports) để tạo các báo cáo tùy chỉnh. Tuy nhiên, Crystal Reports của SAP không có khả năng đi sâu vào chi tiết dữ liệu.

  1. Phân tích và báo cáo

Cả hai giải pháp đều cung cấp đầy đủ các chức năng báo cáo bằng cách sử dụng KPI và dashboard.

Suite Analytics của NetSuite cho phép người dùng tạo báo cáo theo thời gian thực, mang tới cái nhìn 360 độ về doanh nghiệp. NetSuite ERP cũng có khả năng tự động hóa việc tính toán, theo dõi, ghi nhận doanh thu và hỗ trợ các quy tắc ghi nhận doanh thu khác nhau.

Module phân tích của SAP cung cấp các chức năng tương tự như Suite Analytics của NetSuite. Tuy nhiên, nhiều công cụ phân tích nâng cao của SAP lại yêu cầu giấy phép riêng biệt, điều này làm tăng thêm tổng thể chi phí của phần mềm.

  1. Giao diện và trải nghiệm người dùng

Để mang tới một trải nghiệm xuất sắc cho người dùng, NetSuite đã thực hiện một thay đổi lớn đối với dashboard trong bản cập nhật đầu tiên vào năm 2019. Bản cập nhật này đã cung cấp cho người dùng một giao diện dễ nhìn, hiện đại và nhất quán trong toàn bộ ứng dụng.

SAP B1 cũng đang hướng tới việc xây dựng một giao diện người dùng hiện đại và nhất quán, được gọi là Fiori. Tuy nhiên, Fiori vẫn không thể tận dụng được hết các chức năng trong danh mục sản phẩm của mình giống như NetSuite. 

  1. Tùy chỉnh

Cả 2 giải pháp SAP và NetSuite ERP đều cung cấp cho người dùng khả năng tự xác định giao diện phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình. 

Với NetSuite, người dùng có thể dễ dàng tùy chỉnh chỉ với thao tác “trỏ và nhấp chuột”, thay vì phải can thiệp vào code, để trực tiếp tùy chỉnh lại biểu mẫu, bản ghi, KPIs và giao diện. Với các tính năng chưa có sẵn trong giao diện NetSuite, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm đến đối tác, hoặc bên thứ 3, để thiết kế tùy chỉnh theo mong muốn, hoặc sử dụng tập lệnh tùy chỉnh.

Với SAP, trực tiếp sửa lại code có thể hạn chế khả năng nâng cấp hệ thống và sửa lỗi. SAP B1 cần một công cụ riêng biệt để tùy chỉnh (MS Visual Studio), và thường xuyên yêu cầu can thiệp chuyên sâu cho những thay đổi nhỏ nhất.

NetSuite vs SAP: Ưu điểm và nhược điểm 

Mỗi phần mềm đều có những ưu nhược điểm riêng. Dựa vào nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp, một số ưu điểm có thể được coi là cần thiết và một số nhược điểm có thể quá lớn để có thể chấp nhận. 

Doanh nghiệp đang phân vân nên sử dụng lâu dài NetSuite ERP hay SAP Business One? Để đảm bảo doanh nghiệp có thể lựa chọn đúng giải pháp, sau đây là một số ưu nhược điểm của từng loại:

NetSuite:

Ưu điểm:

  • Giải pháp kế toán số 1: Vì NetSuite khởi điểm là một phần mềm Kế toán, doanh nghiệp có thể được cung cấp những đặc trưng dành riêng cho tài chính – kế toán tốt nhất trên thị trường ERP.
  • Khả năng mở rộng: NetSuite dễ dàng mở rộng theo quy mô doanh nghiệp. Dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn, NetSuite cung cấp những chức năng phù hợp với lượng lớn người dùng.
  • Khả năng tùy chỉnh: Với NetSuite ERP, doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh dashboard, thanh menu, biểu mẫu để phù hợp với những yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp.
  • Nền tảng đám mây: NetSuite là hệ thống ERP trên nền tảng điện toán đám mây, cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ thông tin một cách thống nhất, liền mạch.
  • Triển khai nhanh chóng: Khách hàng mới có thể nhanh chóng áp dụng nền tảng đám mây của NetSuite chỉ trong vòng chưa tới 100 ngày với SuiteSuccess – phương pháp triển khai nhanh chuyên biệt của NetSuite. 
  • Giải pháp theo ngành: NetSuite cung cấp nhiều loại giải pháp dành cho từng ngành nhất định với những tính năng và mô-đun phù hợp, ví dụ như sản xuất, thương mại/ bán buôn, bán lẻ, giáo dục,…
  • Phân quyền theo vai trò: NetSuite cho phép doanh nghiệp kiểm soát quyền truy cập vào một số dữ liệu nhất định theo các vai trò trong tổ chức.

Nhược điểm:

  • NetSuite có thể khó cho người mới bắt đầu sử dụng.
  • Được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây, NetSuite sẽ tự động cập nhật tính năng phần mềm. Điều này đôi lúc sẽ khiến cho người dùng có thể gặp phải một số thay đổi không mong muốn.
  • Một số người dùng đã báo cáo rằng họ gặp khó khăn với chức năng tìm kiếm và truy cập thông tin cần thiết.

 

SAP:

Ưu điểm: 

  • Thời gian triển khai ngắn: SAP Business One ERP chỉ mất vài tuần để triển khai, do đó đây có thể là giải pháp tốt cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm một sự thay đổi nhanh
  • Dễ sử dụng: Doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng cập nhập thông tin về các chỉ số hoạt động chính theo thời gian thực. Người dùng cũng dễ dàng truy cập những thông tin cần thiết bằng thao tác tìm kiếm nhanh chóng.
  • Tùy chỉnh và nâng cấp: SAP Business One có thể được tùy chỉnh và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu thay đổi phát triển của doanh nghiệp

Nhược điểm:

  • Bởi vì SAP là một giải pháp đã cũ, nó có thể quá khó và phức tạp cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa để sử dụng và triển khai.
  • SAP Business One không cung cấp những lựa chọn liên quan đến module và tính năng. Doanh nghiệp thay vì chỉ chọn những tính năng cần thiết, họ phải chọn tất cả. 
  • SAP Business One không bao gồm chức năng Billing, bởi vậy doanh nghiệp sẽ phải mua dịch vụ từ một nhà cung cấp thứ 3. Vấn đề trở nên rắc rối hơn khi doanh nghiệp phải liên tục tích hợp quy trình kinh doanh giữa nhà cung cấp đó và SAP.

Phần mềm nào là lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn?

Từ những phân tích phía trên, các điểm khác biệt và ưu nhược điểm của 2 phần mềm đều đã được chỉ rõ, và nếu như NetSuite ERP là lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của bạn, hãy LIÊN HỆ NGAY với Gimasys – đối tác triển khai của Oracle NetSuite ERP tại Việt Nam, để được tư vấn chi tiết và trải nghiệm miễn phí!

Được biết đến như một hệ thống Cloud ERP hàng đầu, với khả năng mở rộng nhanh chóng và phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh, Oracle NetSuite ERP đã và đang được tin dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam, hệ thống Oracle NetSuite được công ty Gimasys chính thức triển khai tại thị trường Việt Nam từ năm 2017. 

Hệ thống ERP ngoại đáp ứng yêu cầu thị trường nội địa

Là một trong những yếu tố quan trọng giúp phản ánh chính xác nhất tình hình hoạt động trong nội bộ công ty, phân hệ Quản lý tài chính – kế toán được coi là yếu tố cốt lõi trong hệ thống ERP và được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Được xây dựng trên nền tảng tư duy quản trị, giải pháp ERP ngoại đã đem đến sự chặt chẽ trong từng phân hệ, đã và đang được triển khai và áp dụng ở nhiều doanh nghiệp – tập đoàn lớn. Tuy nhiên, khi vào thị trường Việt Nam, ERP “ngoại nhập” cũng gặp phải một số vấn đề.

Qua quá trình triển khai, Gimasys nhận thấy rằng sự khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) và Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các doanh nghiệp đắn đo trong việc lựa chọn và triển khai phần mềm ERP.

Sự thay đổi thường xuyên của Thông tư, Nghị định, sự khác nhau ở hệ thống tài khoản kế toán, các quy định về kết chuyển, phân bổ chi phí và xác định kết quả kinh doanh đã vô hình chung khiến cho nhập liệu gặp nhiều khó khăn, báo cáo đầu ra không chính xác dẫn đến sự không tương thích với Chế độ kế toán Việt Nam.

Gói Bản địa hóa VAS của Gimasys hỗ trợ tối đa sự phát triển của doanh nghiệp.

Gói Bản địa hóa VAS của Gimasys hỗ trợ tối đa sự phát triển của doanh nghiệp.

Với mục tiêu không ngừng phát triển chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo hướng bản địa hóa, đội ngũ chuyên gia của Gimasys đã nỗ lực tìm hiểu, cập nhật và tùy chỉnh hệ thống Oracle NetSuite ERP theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Gói bản địa hóa VAS được phát triển riêng cho thị trường Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng, tối đa hóa hệ thống tính năng của NetSuite Cloud ERP cũng như tuân thủ các chuẩn mực kế toán – tài chính và giảm thiểu lỗi nhập liệu.

Gói Bản địa hóa VAS hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào?

Với mục tiêu tối ưu hóa và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, gói VAS trong hệ thống Oracle NetSuite ERP đáp ứng đầy đủ, chính xác các yêu cầu của hệ thống kế toán Việt Nam:

  • Hệ thống tài khoản linh hoạt, phù hợp với quy định kế toán.
  • Đa dạng các biểu mẫu
  • Hệ thống báo cáo quản trị đa chiều theo quy định chung và tùy chỉnh theo đặc thù của doanh nghiệp.
  • Được cập nhật định kỳ các thông tư liên quan do Bộ Tài chính hướng dẫn về cách tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam cho nhiều loại biểu mẫu và báo cáo

Ngoài việc mang lại những tiện ích cho người dùng, gói VAS còn mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp như:

  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và các loại chi phí cho nhân lực (lương, đào tạo,…): Việc cần thiết phải làm của các doanh nghiệp trước khi triển khai ERP chính là chuẩn bị nguồn lực đủ trình độ để sẵn sàng tiếp thu và sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, IFRS là khái niệm còn xa lạ với khá nhiều doanh nghiệp nói chung và kế toán nói riêng, điều này là khó khăn rất lớn không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ dự án mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động tài chính về sau. Với phiên bản VAS, gần như các rào cản này sẽ được gỡ bỏ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn lực và nhân lực.
  • Quá trình chuyển đổi trở nên dễ dàng hơn: Chuyển đổi là quy trình quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của việc triển khai ERP. Quản lý chuyển đổi đòi hỏi rất nhiều công sức và thường gặp các khó khăn nhất định. Phiên bản VAS được bản địa hóa sẽ kéo sản phẩm gần hơn với người dùng, giúp cho việc tiếp nhận sản phẩm trở nên dễ dàng hơn.
  • Rút ngắn thời gian và chi phí triển khai dự án ERP cho doanh nghiệp: Một trong những yêu cầu bắt buộc của phân hệ Tài chính – Kế toán là phải thay đổi và thích nghi với các quy định mới của Bộ Tài chính. Với Gói Bản địa hóa VAS, Gimasys sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí liên quan đến việc chuyển đổi giữa IFRS và VAS, cũng như rút ngắn thời gian triển khai, chuyển đổi và chuyển giao hệ thống.
  • Cập nhật thông tin tài chính và kinh doanh theo thời gian thực và được tích hợp với tất cả thông tin bán hàng và mua sắm giúp cải thiện độ chính xác của dự báo cũng như duy trì sự tuân thủ và bảo mật.
  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua