• Tiếng Việt
  • English

Công ty thiết bị y tế Precision Medical

Trang chủ / Công ty thiết bị y tế Precision Medical

NetSuite giúp Precision Medical tăng trưởng gấp đôi
hậu thương vụ M&A

Precision Medical có các thương vụ mua bán, sáp nhập nổi tiếng trong ngành. Trong hơn hai năm, với bối cảnh chuỗi cung ứng không ổn định, Precision Medical đã thực hiện hoạt động M&A với 08 công ty. Ngoài việc cung cấp các thiết bị y tế, công ty còn bán các thiết bị di động giúp ngăn ngừa và xác định Huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep Venous Thrombosis – DVT), là tình trạng hình thành cục máu đông gây ra hàng trăm nghìn ca tử vong hàng năm.

Công ty

Precision Medical

Địa chỉ

Rocklin, Calif.

Ngành nghề

Sản xuất, Phân phối bán buôn

Doanh thu

45 triệu USD

Số lượng nhân viên

250 – 499 nhân viên

Hệ thống đã thay thế

Google Sheets, Microsoft Excel, QuickBooks

Số lượng công ty thành viên

16 công ty

Giải pháp khác được xem xét

Xero, Zoho

Giải pháp của NetSuite

“NetSuite ERP giúp chúng tôi giảm thiểu những quy trình dư thừa, tiết kiệm thời gian và chi phí. ”

- Bruce Capagli, CFO, Precision Medical Products

Nền tảng Cloud phục hồi & tăng trường kinh doanh

TĂNG GIÁ TRỊ ĐẶT HÀNG TRUNG BÌNH

Doanh thu hàng năm tại Precision Medical đã tăng từ 20 triệu đô la trước khi M&A lên 45 triệu đô la và đang trên đà đạt 75 triệu đô la vào năm sau. Giá trị đặt hàng trung bình (AOV) và hiệu suất thanh toán tăng góp phần lớn vào sự tăng trưởng doanh thu qua từng năm. Kể từ năm 2019, doanh nghiệp đã mua lại nhiều công ty con, bao gồm một số công ty thanh toán. Việc ứng dụng các chức năng này vào nội bộ đã giúp tăng gần 200% doanh thu bình quân trên mỗi đơn hàng.

ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH BẰNG VIỆC PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Các thương vụ M&A đã giúp Precision Medical cắt giảm một nửa chi phí thanh toán của công ty. Bằng cách phân tích dữ liệu lịch sử hoàn trả trên NetSuite, Precision Medical có thể xác định xu hướng sử dụng và dữ liệu sản phẩm, từ đó điều chỉnh chiến lược để mang lại doanh thu bổ sung khoảng 2,5 triệu USD.

QUY TRÌNH ONBOARDING CÔNG TY MỚI SAU 15 NGÀY

Với NetSuite, Precision Medical đã tạo ra các quy trình Onboarding cho các thương vụ M&A của mình, giúp các công ty thành viên vận hành theo quy trình mới trong vòng 15 ngày. Ngoài ra, NetSuite tích hợp với phần mềm thanh toán y tế của bên thứ ba, cho phép chia sẻ thông tin hai chiều, giúp cập nhật thông tin theo thời gian thực trên NetSuite.

Tìm hiểu thêm về NetSuite ERP cho Doanh nghiệp Sản xuất

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua