• Tiếng Việt
  • English
Trang chủ / Tin tức / Doanh nghiệp Việt thúc đẩy phát triển bền vững thông qua ESG

Doanh nghiệp Việt thúc đẩy phát triển bền vững thông qua ESG

3 Trọng tâm của tiêu chuẩn ESG

Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ tăng đáng báo động. Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của chính phủ và xã hội. Theo tọa đàm “Tận dụng cơ hội từ ứng phó với biến đổi khí hậu” do Tạp chí Công thương tổ chức ngày 25/10/2023. Các chuyên gia nhận định: “Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, vừa là chủ thể chịu tác động của biến đổi khí hậu, vừa là đối tượng quan trọng trực tiếp tham gia, chuyển các thách thức thành cơ hội từ tác động của biến đổi khí hậu. Để thực hiện các mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng tăng trưởng xanh, doanh nghiệp cần dựa vào nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số…”.

Có thể nói, Tiêu chuẩn ESG sẽ giúp các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn ở thời điểm hiện tại và nắm bắt cơ hội trong tương lai.

Tìm hiểu về vai trò của ERP trong triển khai ESG tại Việt Nam.

Tổng quan về ESG

ESG là gì?

ESG – viết tắt của Environmental, Social, and Governance – tức là Môi trường, Xã hội và Quản trị. Đây là khái niệm được sử dụng để đo lường và đánh giá các  tác động của hoạt động kinh doanh đến môi trường, việc sử dụng tài nguyên, năng lượng bền vững và các chính sách, hoạt động bảo vệ môi trường. 

ESG được coi là một cách tiếp cận toàn diện trong đầu tư và kinh doanh, nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh có lợi cho tất cả các bên liên quan, không chỉ là chủ sở hữu và cổ đông của doanh nghiệp , mà còn bao gồm cả môi trường, cộng đồng, nhân viên và khách hàng.

Đầu tư trong ESG là việc lựa chọn đầu tư dựa trên các tiêu chí môi trường (E), xã hội (S) và quản trị (G) của một doanh nghiệp. Việc này giúp nhà đầu tư đạt được lợi nhuận bền vững trong dài hạn, đồng thời đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị.

Tiêu chuẩn ESG là gì? 3 trọng tâm doanh nghiệp cần tìm hiểu trước khi chuyển đổi theo xu thế

Tiêu chuẩn ESG được xem là công cụ để giúp đánh giá mức độ thực hành ESG của doanh nghiệp, giúp nhận biết các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp sẽ báo cáo mức độ thực hành ESG của mình dựa trên các bộ khung báo cáo phát triển bền vững.

Doanh nghiệp có điểm số ESG càng cao tức là năng lực thực hành ESG càng tốt.

3 Trọng tâm của tiêu chuẩn ESG như sau:

  • Môi trường (Environmental)

Đánh giá các vấn đề liên quan đến tác động của doanh nghiệp đến môi trường sống như: Năng lượng công ty sử dụng và lượng rác thải ra hay lượng tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho quá trình vận hành doanh nghiệp. 

  • Xã hội (Social) 

Đánh giá các vấn đề liên quan các mối quan hệ và danh tiếng được xây dựng qua những hoạt động của doanh nghiệp với các bên liên quan như quản lý lao động, an ninh và bảo mật dữ liệu, quan hệ cộng đồng…

3 Trọng tâm của tiêu chuẩn ESG
3 Trọng tâm của tiêu chuẩn ESG
  • Quản trị (Governance)

Đánh giá các vấn đề liên quan đến quản trị công ty, đạo đức kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định pháp luật…đưa ra các quyết định hiệu quả vì lợi ích chung của công ty.

ESG đóng vai trò như kim chỉ nam giúp các bên liên quan hiểu rõ cách thức doanh nghiệp quản lý các rủi ro cũng như cơ hội ở ba khía cạnh này.

Giá trị ESG tạo ra cho doanh nghiệp

Giá trị mà ESG tạo ra cho doanh nghiệp có thể khác nhau ở mỗi lĩnh vực, ngành nghề và khu vực. Tuy nhiên, có thể khẳng định tiềm năng mà ESG tạo ra cho doanh nghiệp là lớn để doanh nghiệp có thể áp dụng xu hướng và chiến lược này vào hoạt động kinh doanh của mình. 

Giá trị 1: Tăng trưởng doanh thu

Việc có một chiến lược ESG mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp khai thác thị trường mới, cũng như mở rộng thị trường một cách hiệu quả. Khi các cơ quan quản lý tin tưởng vào sự phát triển bền vững, có tác động tích cực đến cả kinh tế lẫn môi trường của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội phát triển với sự phê duyệt của nhà nước, cùng sự chấp thuận và ủng hộ của khách hàng.

Giá trị 2: Giảm chi phí

ESG cũng có thể giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí đáng kể. Việc thực thi tiêu chuẩn ESG hiệu quả có thể giúp kiểm soát được chi phí hoạt động ngày càng tăng (chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu). Theo một nghiên cứu của McKinsey cho biết, việc cắt giảm được chi phí dư thừa có thể tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp lên tới 60%.

Giá trị 3: Nâng cao năng suất lao động

Áp dụng chiến lược ESG một cách mạnh mẽ cũng có thể giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân những nhân viên ưu tú; thúc đẩy động lực cho nhân viên bằng cách liên tục gợi nhắc về mục đích và hiệu quả công việc. Sự hài lòng của nhân viên có mối tương quan tích cực với lợi nhuận của doanh nghiệp.

Giá trị 4: Tối ưu hóa việc đầu tư và quản lý tài sản trong doanh nghiệp

Áp dụng ESG có thể nâng cao lợi nhuận đầu tư cho doanh nghiệp thông qua việc phân bổ vốn cho những cơ hội tiềm năng và bền vững (ví dụ như năng lượng tái tạo, giảm thiểu chất thải và kiểm soát ô nhiễm không khí). ESG cũng có thể giúp doanh nghiệp tránh các khoản đầu tư bị mắc kẹt vì các vấn đề môi trường.

Thực tế việc triển khai và áp dụng ESG của doanh nghiệp Việt

Nhờ tiên phong trong việc đưa ra các chính sách và quy định liên quan, Chính phủ Việt Nam có thể khuyến khích các doanh nghiệp đảm nhận vai trò to lớn hơn trong việc đạt được các cam kết quốc gia liên quan đến mục tiêu ESG.

Cam kết của Chính phủ Việt Nam về ESG.
Cam kết của Chính phủ Việt Nam về ESG.

Với sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy các vấn đề liên quan đến ESG hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững, cùng với nhu cầu gia tăng về phát triển toàn diện hiện nay. ESG đã được quan tâm rộng rãi tại Việt Nam trong những năm gần đây. Việc tích hợp các nguyên tắc, khung quản trị rủi ro như ESG vào chiến lược cũng như mục tiêu của doanh nghiệp được xem là “cánh cửa” cho sự phát triển trong tương lai.

Xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp ESG

Trước đây, việc đầu tư vào ESG không được đánh giá cao. Chỉ đến khi đại dịch COVID-19 bùng phát, việc phát triển doanh nghiệp bền vững theo các tiêu chí ESG mới được quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ. 

Theo Financial Times, hiện nay việc đầu tư vào các doanh nghiệp tuân thủ tiêu chuẩn ESG có xu hướng tăng trưởng. Ông Carsten Stendevad, Giám đốc đầu tư phát triển bền vững Quỹ Bridgewater Associates, cho rằng: “Tham vọng xanh giờ đây song hành với tham vọng an ninh quốc gia, đảm bảo chủ quyền năng lượng, động lực này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo”.

Các nhà đầu tư đang quan tâm đến ESG vì họ muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi trường, xã hội và quản trị, cũng như giảm thiểu các rủi ro liên quan đến thay đổi khí hậu, các vấn đề xã hội và tài chính.

Một số doanh nghiệp ESG tiêu biểu tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay đã có không ít doanh nghiệp bắt tay vào thực hành phát triển bền vững và đạt được nhiều thành tựu ban đầu như FPT, Vinfast, Vinamilk… 

  • Tập đoàn FPT

Thông qua chương trình chuyển đổi số, FPT đã cung cấp giải pháp giúp chính quyền các địa phương phát triển kinh tế bền vững.

  • Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Vinfast

VinFast sản xuất xe buýt điện và mạng lưới trạm sạc tại Việt Nam đã nhận được gói tài chính chống biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

  • Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Vinamilk là một trong những doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công khi thực hành ESG. Doanh nghiệp đã thực hàng xây dựng trang trại sinh thái Vinamilk. Giúp mang lại nhiều hiệu quả kinh tế. Khi các nhà máy, trang trại được vận hành bằng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, Vinamilk sẽ chung tay bảo vệ môi trường thông qua nguồn tài nguyên sẵn có, từ đó, hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Bên cạnh đó, Vinamilk và Báo Tài nguyên và Môi trường cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc triển khai Hoạt động trồng cây để trung hòa carbon hướng đến Net Zero, tổng giá trị là 15 tỷ đồng. Đây cũng là dự án nhằm trong khuôn khổ Chương trình hành động hướng đến Net Zero 2050 của Vinamilk nhằm chung tay thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” mà Việt Nam cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 (COP 26).

Mỗi doanh nghiệp có sự khác biệt tùy theo ngành, quy mô, định hướng cho nên cách xác định tốc độ và đường lối trong cách tiếp cận ESG cũng sẽ khác nhau. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về các tiêu chí ESG để có cách phát triển phù hợp cho tương lai.

Về Gimasys

Doanh nghiệp đang cần một giải pháp công nghệ mạnh mẽ để triển khai chiến lược ESG? Hãy liên hệ ngay với Gimasys để được tư vấn. 

Với kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và tư vấn chuyển đổi số, cùng việc triển khai thành công 550+ dự án công nghệ cho khách hàng trong và ngoài nước, Gimasys tự tin giúp khách hàng sử dụng được hiệu quả những công nghệ hiện đại nhất để tăng trưởng kinh doanh.

LIÊN HỆ NGAY

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua