• Tiếng Việt
  • English

Rise Against Hunger

Trang chủ / Rise Against Hunger

Rise Against Hunger tăng tính tác động trên toàn cầu với NetSuite

Kể từ khi thành lập vào năm 1998, Rise Against Hunger đã phân phối hơn 360 triệu bữa ăn dinh dưỡng cho người nghèo trên toàn cầu, tại 74 quốc gia. Tổ chức này cũng đồng thời tập trung vào việc truyền thông cộng đồng và cứu trợ khẩn cấp, với mục tiêu chấm dứt nạn đói vào năm 2030. Tác động của Rise Against Hunger Đang nhanh chóng được mở rộng — số lượng bữa ăn được đóng gói tăng vọt từ 50 triệu bữa vào năm 2014 lên 64 triệu bữa vào năm 2016. Riêng trong năm 2016, Rise Against Hunger đã thu hút hơn 376.000 tình nguyện viên tham gia, cung cấp bữa ăn cho hơn 1 triệu người.

Công ty

Rise Against Hunger

Địa chỉ

Raleigh, N.C.

Ngành nghề

Phi lợi nhuận

Số lượng nhân viên

143

Doanh thu

38,9 triệu đô la

Số lượng người dùng

7

Số quốc gia

6

Giải pháp khác đang được xem xét

Intacct

Hệ thống đã thay thế

QuickBooks, Excel

Các sản phẩm NetSuite đã thực hiện

NetSuite, Financial Planning, Fixed Assets

Đối tác thực hiện

TÌM HIỂU CÁCH CLOUD ERP CÓ THỂ HỢP LÝ HÓA HỆ THỐNG QUY TRÌNH TRONG DOANH NGHIỆP

“Về mặt tài chính, NetSuite giúp chúng tôi duy trì tổ chức tinh gọn để chúng tôi có thể tối ưu hóa nguồn lực cho mọi chương trình, dự án của Rise Against Hunger”.

- Roberta Sorensen, Kiểm soát viên, Rise Against Hunger

Tập trung nguồn lực trọn vẹn cho sứ mệnh của doanh nghiệp

Hoạt động tinh gọn với những thông tin chi tiết chính xác, kịp thời

Với khoản tài trợ từ Oracle NetSuite Social Impact, Rise Against Hunger đã chuyển từ QuickBooks sang giải pháp nền tảng đám mây của NetSuite, với mục tiêu quản lý đạt hiệu quả cao hơn trong bối cảnh tăng trưởng nhanh chóng. Được lựa chọn thay vì Intacct, NetSuite hỗ trợ khả năng quản lý tài chính, lập ngân sách và dự báo, với nhiều loại báo cáo phong phú, hợp lý và đa dạng hơn, giúp đưa ra quyết định tốt hơn để Rise Against Hunger có thể tập trung nhiều nguồn lực hơn cho sứ mệnh của mình.

Với NetSuite, Rise Against Hunger đã hiện đại hóa khả năng tài chính, có thể xây dựng ngân sách trong nhiều năm và đã cắt giảm phê duyệt thanh toán từ 8 ngày xuống chỉ còn 1 ngày. NetSuite giúp người dùng tiết kiệm 6 tiếng/tháng cho việc báo cáo tài chính và giảm mức đóng tài chính hàng tháng từ 34 xuống 26 ngày,  trong khi đó vẫn đảm bảo mức tăng trưởng doanh thu 26% và tăng gấp đôi số giao dịch kể từ khi NetSuite hoạt động vào năm 2015.

Hiện đại hóa tài chính và dự báo
Khả năng mở rộng của nền tảng đám mây trong bối cảnh tăng trưởng nhanh chóng

Trong kế hoạch tiếp theo, Rise Against Hunger dự định sẽ sử dụng chức năng quản lý hàng tồn kho của NetSuite để quản lý và vận chuyển các bữa ăn đóng gói tại 20 địa điểm ở Hoa Kỳ và 25 địa điểm khác trên khắp thế giới một cách hiệu quả. Hiệu quả đạt được nhờ triển khai NetSuite đã hỗ trợ Rise Against Hunger xếp hạng cao hơn trên Charity Navigator, thúc đẩy các khoản đóng góp bổ sung giúp Rise Against Hunger trong nỗ lực chấm dứt nạn đói.

Tìm hiểu về OneWorld Global Business Management

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua