• Tiếng Việt
  • English
Trang chủ / Tin mới / So sánh SuiteSuccess và Non-SuiteSuccess: Nên triển khai gói giải pháp ERP nào?

So sánh SuiteSuccess và Non-SuiteSuccess: Nên triển khai gói giải pháp ERP nào?

So sánh SuiteSuccess

SuiteSuccess là một gói giải pháp do NetSuite tạo ra để giúp doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian triển khai ERP và bắt tay vào sử dụng phần mềm đám mây nhanh chóng hơn. Vậy giải pháp SuiteSuccess và Non-SuiteSuccess có sự khác biệt gì? Bài viết dưới đây sẽ đi qua các phần chính giúp doanh nghiệp so sánh SuiteSuccess và Non-SuiteSuccess để đưa ra được lựa chọn phù hợp. 

Tổng quan

SuiteSuccessSuiteSuccess là giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp nhỏ, cho phép đưa vào hoạt động (go-live) nhanh hơn (trong vòng 100 ngày), thời gian tạo ra giá trị nhanh hơn và tăng hiệu quả đầu tư tổng thể. 

Non-SuiteSuccess – Không sử dụng SuiteSuccess đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có thời gian triển khai và go-live sản phẩm lâu hơn 100 ngày. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp yêu cầu nhiều sự tùy chỉnh, cá nhân hoá, đào tạo hoặc tích hợp thì việc không sử dụng SuiteSuccess sẽ là lựa chọn tốt nhất.  

SuiteSuccess bao gồm những tính năng gì? 

So sánh SuiteSuccess về tính năng, tương tự như các phiên bản NetSuite thông thường, SuiteSuccess vẫn đảm bảo mức tiêu chuẩn với chức năng hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và phân tích kinh doanh cơ bản.  

Nếu doanh nghiệp cần các chức năng khác bên cạnh các tính năng cơ bản trên, doanh nghiệp sẽ cần mua phiên bản đặc biệt của SuiteSuccess.

Các phiên bản (Editions) của SuiteSuccess

SuiteSuccess có nhiều “phiên bản” phục vụ cho các ngành và loại hình kinh doanh cụ thể. Cho dù doanh nghiệp đang cần một hệ thống quản lý tài chính cơ bản, tối ưu hóa chuỗi cung ứng hay tăng khả năng thanh toán và lập hóa đơn chính xác hơn, SuiteSuccess đều có phiên bản đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Danh sách tất cả các phiên bản doanh nghiệp có thể chọn khi triển khai SuiteSuccess: 

  • Phiên bản ưu tiên triển khai tài chính (Financials First Edition)
  • Phiên bản dành cho doanh nghiệp cung ứng sản phẩm (Starter Products Edition)
  • Phiên bản dành cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (Starter Services Edition)
  • Phiên bản đại lý (Agency Edition)
  • Phiên bản dành cho lĩnh vực May mặc & Giày dép (Apparel & Footwear Edition)
  • Phiên bản dành cho lĩnh vực Sức khoẻ & Sắc đẹp (Health & Beauty Edition)
  • Phiên bản dành cho lĩnh vực Thực phẩm & Đồ uống (Food & Beverage Edition)
  • Phiên bản dành cho doanh nghiệp Sản xuất (Manufacturing Edition)
  • Phiên bản dành cho Tổ chức phi lợi nhuận (Nonprofit Edition)
  • Phiên bản dành cho lĩnh vực Truyền thông & Xuất bản (Media & Publishing Edition)
  • Phiên bản dành cho doanh nghiệp Bán lẻ (Retail Edition)
  • Phiên bản dành cho lĩnh vực Phần mềm (Software Edition)
  • Phiên bản dành cho lĩnh vực Phân phối/ Bán buôn (Wholesale Distribution Edition)

Triển khai NetSuite không cần SuiteSuccess 

SuiteSuccess sẽ giúp việc triển khai NetSuite trở nên dễ dàng nhất có thể. Vậy nếu không lựa chọn SuiteSuccess thì quá trình triển khai NetSuite ERP sẽ diễn ra như thế nào? 

  • Chọn đối tác cung cấp giải pháp NetSuite bên thứ ba – Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nhà cung cấp giải pháp NetSuite tại khu vực. Điều quan trọng là tìm được một đơn vị chuyên về lĩnh vực của doanh nghiệp, hỗ trợ hết mình cho sự thành công của khách hàng, có khả năng tùy chỉnh theo nhu cầu kinh doanh và sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trên quá trình chuyển đổi và tăng trưởng kinh doanh. 
  • Doanh nghiệp tự triển khai – Doanh nghiệp nghĩ rằng có thể tiết kiệm chi phí nếu cố gắng tự mình triển khai NetSuite. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích trừ khi doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai phần mềm đám mây và dịch chuyển các dữ liệu quan trọng. 

So sánh SuiteSuccess và Non-SuiteSuccess: Điểm giống nhau 

Mục tiêu đều là giúp doanh nghiệp đi đến thành công 

Cả hai phương pháp triển khai này đều được thiết kế để giúp công ty đạt được những hiệu quả vượt trội hơn và gia tăng lợi nhuận. Cả 2 đều được tạo ra với cùng một mục tiêu là sẽ đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới. 

Cả hai đều có giải pháp riêng biệt cho từng ngành

SuiteSuccess có 16 phiên bản dành cho các ngành khác nhau. Việc triển khai phần mềm NetSuite ERP thông thường cũng cung cấp các giải pháp theo ngành và sẵn có nhiều mô-đun, tính năng khác nhau để thiết lập bổ sung. Ngoài ra, một số nhà cung cấp triển khai giải pháp NetSuite như Gimasys cũng có đưa ra các gói riêng cho doanh nghiệp theo ngành. 

Cả hai đều đạt tiêu chuẩn với các tính năng giống nhau 

Cả 2 cách triển khai SuiteSuccess và Non-SuiteSuccess đều đảm bảo những tính năng tiêu chuẩn như ERP, CRM và phân tích kinh doanh của NetSuite. Các tính năng bổ sung sẽ cần mua dưới dạng phiên bản (đối với SuiteSuccess) hoặc dưới dạng mô-đun tùy chỉnh của NetSuite (đối với Non-SuiteSuccess). 

So sánh SuiteSuccess và Non-SuiteSuccess: Điểm khác nhau 

SuiteSuccess không thể tùy chỉnh được 

Một trong những khác biệt lớn nhất đó là việc triển khai SuiteSuccess sẽ không thể tùy chỉnh được. Đây có thể là một vấn đề nghiêm trọng nếu doanh nghiệp yêu cầu quy trình làm việc cụ thể, quy trình phê duyệt, tích hợp hoặc bất kỳ loại tùy chỉnh nào khác quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của chính công ty. Đó là lý do tại sao chúng tôi thường đề xuất SuiteSuccess cho các doanh nghiệp nhỏ. 

SuiteSuccess là phương pháp triển khai nhanh nhất 

SuiteSuccess hứa hẹn sẽ đưa vào hoạt động trong vòng 100 ngày, đây là mốc thời gian vô cùng ấn tượng để triển khai phần mềm! So sánh SuiteSuccess với những phương pháp khác, đây thực sự là giải pháp duy nhất giúp đảm bảo phần mềm đám mây sẽ hoạt động vào một ngày chính xác mà không có bất kỳ sai lệch nào. 

Tiến trình triển khai thường hay bị kéo dài vì nhiều lý do, có thể là do các hoạt động tùy chỉnh phức tạp, tính năng không mong muốn hoặc một số sự cố được phát hiện trong quá trình thử nghiệm. Tuy nhiên, vì SuiteSuccess là một giải pháp đã được đóng gói hoàn chỉnh chỉ để triển khai dễ dàng hơn nên sẽ hạn chế được tối đa các lỗi phát sinh (lý do chính gây ra sự chậm trễ).

SuiteSuccess sẽ không vượt quá ngân sách 

Một mối quan tâm chính khác của các chủ doanh nghiệp đó là trong quá trình triển khai phần mềm có thể bị vượt quá ngân sách. Mặc dù trường hợp này không phải lúc nào cũng xảy ra nhưng cũng không phải quá hiếm. 

Việc lựa chọn SuiteSuccess đảm bảo rằng dự án triển khai sẽ không vượt quá ngân sách vì mọi thứ đều được thiết lập sẵn với các tham số cụ thể, đặc biệt không có tùy chỉnh hoặc tích hợp – những lý do chính khiến ngân sách bị tăng lên. 

Cần trợ giúp để quyết định xem doanh nghiệp bạn có nên sử dụng SuiteSuccess không? 

Nếu đọc đến đây mà doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn về việc sử dụng SuiteSuccess hay đã sẵn sàng để triển khai NetSuite ERP luôn, chúng tôi – Gimasys – Đối tác Giải pháp Số 1 của Oracle NetSuite tại Việt Nam luôn có đội ngũ chuyên gia sẵn sàng trợ giúp.

Với kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và tư vấn chuyển đổi số, cùng việc triển khai thành công 550+ dự án cho khách hàng trong và ngoài nước, Gimasys tự tin giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình trong việc sử dụng ERP sản xuất hiện đại để tăng trưởng và đột phá.

Đăng ký nhận free demo và tư vấn 1:1 về Oracle NetSuite từ Gimasys

LIÊN HỆ NGAY

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua