• Tiếng Việt
  • English
Trang chủ / Tin tức / Thời điểm “vàng” triển khai giải pháp ERP trong quản lý chuỗi cung ứng.

Thời điểm “vàng” triển khai giải pháp ERP trong quản lý chuỗi cung ứng.

loi-ich-trien-khai-erp

Sự thay đổi và phát triển không ngừng của công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế và xã hội. Điều này dẫn tới nhu cầu chuyển đổi số, tự động hóa các hoạt động kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp ngày càng cao. Giải pháp ERP là một trong những lựa chọn ưu tiên cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Trong đó ERP trong quản lý và vận hành chuỗi cung ứng đang là xu hướng hiện nay. 

Cùng Gimasys tìm hiểu về giải pháp ERP trong quản lý chuỗi cung ứng qua bài viết sau đây.

3 lợi ích khi triển khai ERP trong quản lý chuỗi cung ứng

ERP trong quản lý chuỗi cung ứng là một hệ thống ERP được thiết kế để quản lý và tối ưu hóa các quy trình liên quan đến chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp.

Lợi ích #1: Khả năng dự báo và lập kế hoạch nhanh chóng 

Nếu doanh nghiệp không sử dụng giải pháp công nghệ hiện đại như ERP, sẽ rất khó tập hợp dữ liệu để xây dựng báo cáo cũng như phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác.

Giải pháp ERP giúp dữ liệu của doanh nghiệp thống nhất và quản lý trên cùng một hệ thống. Từ đó giúp tăng độ chính xác cho các kế hoạch theo thời gian thực, cũng như tăng trải nghiệm tốt với khách hàng và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. 

Lợi ích #2: Giảm chi phí vận hành

Với giải pháp ERP trong quản lý chuỗi cung ứng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp dữ liệu chính xác theo thời gian thực. Việc này giúp doanh nghiệp kiểm soát, tuân thủ và tối ưu hoá quy trình vận hành trong chuỗi cung ứng. Từ đó doanh nghiệp tăng khả năng phản ứng với những thay đổi trong và ngoài doanh nghiệp, nâng cao năng suất và giảm được chi phí do chậm trễ. 

Lợi ích #3: Quản lý kho và tối thiểu hoá tồn kho

Quản lý kho là quản lý toàn bộ hàng hoá và sản phẩm trong kho từ sản phẩm dở dang, tồn kho nguyên vật liệu chế biến, linh kiện và tồn kho công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất… Việc này ảnh hưởng đến dự đoán và lên kế hoạch trong quá trình sản xuất kinh doanh, do đó cần phải có các cách quản lý kho phù hợp.

Giải pháp ERP với tính năng quản lý hàng tồn kho cho phép doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát các hoạt động liên quan đến kho hàng như: kiểm kê, theo dõi số lượng thực tế, xuất – nhập hàng hoá, quản lý lô hàng,…. Tính năng này giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa tình trạng thừa hoặc thiếu hàng hóa trong chuỗi cung ứng của mình và đảm bảo hàng hóa được cung cấp đúng như kế hoạch đề ra. 

Thời điểm “Vàng” cho doanh nghiệp triển khai ERP trong quản lý chuỗi cung ứng

Mỗi doanh nghiệp đều có đặc biệt riêng biệt trong định hướng và mục tiêu phát triển của từng thời điểm kinh doanh. Do đó, quyết định thời điểm phù hợp triển khai ERP cần phải dựa trên những nhu cầu và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

Tăng trưởng và mở rộng quy mô

Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế tác động đến việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Việc này dẫn đến các quy trình của doanh nghiệp trở nên phức tạp và khó khăn trong quản lý và mang lại hiệu quả. 

Triển khai phần mềm ERP giúp tự động hóa các công việc thủ công của chuỗi cung ứng và dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tập trung vào phát triển kinh doanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Tối ưu quy trình kinh doanh

Doanh nghiệp có nhu cầu trong việc tối ưu quy trình kinh doanh để tăng sự hài lòng của khách hàng, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, thì đây là thời điểm phù hợp để tìm hiểu về giải pháp ERP và đưa vào sử dụng.

Quản lý dữ liệu và tăng độ chính xác của báo cáo

Với mục tiêu quản lý chặt chẽ thông tin dữ liệu của doanh nghiệp cũng như tăng độ chính xác các báo cáo, việc triển khai ERP giúp doanh nghiệp bảo vệ thông tin doanh nghiệp và dữ liệu khách hàng thông qua các biện pháp bảo mật tích hợp trong hệ thống ERP.

Những lưu ý khi lựa chọn đối tác triển khai giải pháp ERP cho doanh nghiệp

Giải pháp ERP được hầu hết doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên, việc triển khai thành công giải pháp này cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn và triển khai. Vậy cần lưu ý gì trong việc lựa chọn đối tác triển khai?

Đối tác uy tín và có kinh nghiệm

Doanh nghiệp có thể tìm đơn vị triển khai đáng tin cậy dựa trên tiêu chí đối tác uy tín và có kinh nghiệm dựa trên:

  • Đã từng triển khai thành công nhiều doanh nghiệp với đa dạng ngành nghề. 
  • Thông tin cung cấp chính xác, rõ ràng, chỉ số phù hợp.
  • Quá trình hợp tác, trao đổi, tư vấn chuyên nghiệp.
  • Đội ngũ chuyên gia hàng đầu tư vấn có kinh nghiệm.

Quy trình triển khai phù hợp

Yếu tố lưu ý không kém phần quan trọng trong việc lựa chọn đối tác triển khai là dựa vào quy trình triển khai mà đơn vị tư vấn cho doanh nghiệp. Quy trình cần rõ ràng, giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp đang đối mặt, cũng như tận dụng tối đa các tính năng của giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc ứng dụng giải pháp. 

Chi phí hợp lý

Đối tác tư vấn triển khai giải pháp ERP cần đưa ra mức chi phí hợp lý với các nhu cầu của doanh nghiệp sẽ triển khai giải pháp này. 

Gimasys với hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai các giải pháp ERP và là đối tác chiến lược đầu tiên của Oracle NetSuite ERP tại Việt Nam. Gimasys tự tin là đối tác đồng hành đáng tin cậy cho các doanh nghiệp sản xuất thực hiện quá trình chuyển đổi kỹ thuật số cực kỳ quan trọng của công ty. Bên cạnh đó, Gimasys đảm bảo giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các tính năng của giải pháp ERP.

Liên hệ ngay với Gimasys để khám phá và trải nghiệm hệ thống Oracle NetSuite

LIÊN HỆ NGAY

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua