ESG là viết tắt của Environmental (Môi trường), Social (Xã hội) và Governance (Quản trị doanh nghiệp), là một bộ tiêu chuẩn để đánh giá các chỉ số liên quan đến phát triển vững của một doanh nghiệp. Thông qua tiêu chuẩn này, các nhà đầu tư đánh giá và lựa chọn các dự án tiềm năng để đầu tư.
Bằng cách tuân theo các tiêu chuẩn ESG, nhà đầu tư có thể tránh được các doanh nghiệp có hoạt động rủi ro. Việc này càng cho thấy tầm quan trọng của việc triển khai ESG.
Sự cần thiết của việc áp dụng ESG trong doanh nghiệp
Việc triển khai chiến lược ESG không chỉ cần thiết trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Mà còn là một yếu tố quan trọng để tăng trưởng doanh thu, cải thiện hiệu suất và rất nhiều khía cạnh khác của doanh nghiệp. Vậy, việc triển khai ESG mang lại những lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp? Cùng Gimasys tìm hiểu những nội dung chính dưới đây.
Tăng lợi thế cạnh tranh
Với việc gia tăng sự quan tâm tới các vấn đề môi trường, việc thực hiện ESG một cách mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tăng cường nhận diện thương hiệu; từ đó, tăng khả năng cạnh tranh, tăng sự yêu thích và trung thành của khách hàng, cũng như tăng trưởng quy mô khách hàng.
Tuy nhiên, việc thu thập và đo lường dữ liệu liên quan đến các chỉ số ESG là phức tạp và vướng mắc ở thông tin không đồng nhất. Do đó, nhiều công ty phần mềm đã phát triển các giải pháp giúp việc quản lý dữ liệu ESG trở nên đơn giản hơn, như: theo dõi dữ liệu năng lượng, đồng bộ hoá dữ liệu về cùng một hệ thống,…
Việc lựa chọn và triển khai phần mềm phù hợp phụ thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp. Khi triển khai thành công sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, quản lý toàn diện các chiến dịch ESG, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Giảm chi phí
Để triển khai ESG hiệu quả và giảm được các chi phí dư thừa trong hoạt động vận hành, doanh nghiệp cần lựa chọn giải pháp phần mềm phù hợp, quản lý và tối ưu hoá dữ liệu liên quan của mình.
Các yếu tố ESG được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng mức tiêu thụ năng lượng, mức tiêu thụ nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển/xử lý chất thải,… Từ các chỉ số này, doanh nghiệp sẽ lập kế hoạch và cải cách quy trình quản lý để giảm thiểu các chi phí liên quan đến sử dụng năng lượng, nước và vận chuyển chất thải,… Ngoài việc cải thiện quản lý chi phí, việc triển khai ESG còn cho phép nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý rủi ro chặt chẽ hơn, góp phần vào cải thiện và đổi mới quy trình trong doanh nghiệp.
Hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư
Hiện nay, ESG được xem như là chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững cho tương lai của doanh nghiệp. Do đó, việc thực hiện ESG sẽ cho thấy doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn, có khả năng quản trị, kiểm soát các ảnh hưởng của hoạt động sản xuất, kinh doanh tới môi trường, xã hội. Thể hiện tầm nhìn dài hạn và kế hoạch phát triển triển bền vững là một trong những yếu tố quan trọng để thu các nhà đầu tư.
Những ảnh hưởng của đại dịch và biến đổi khí hậu càng cho thấy sự cần thiết trong việc triển khai ESG. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư hàng đầu thế giới có xu hướng đầu tư vào các công ty có chỉ số ESG cao.
Tạo triển vọng chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến chỉ số của ESG. Do đó, các doanh nghiệp thường tăng chỉ số ESG bằng cách tìm kiếm các đối tác cung ứng có những nỗ lực phát triển bền vững như mình. Từ đó, tạo điều kiện kết nối các doanh nghiệp có chung tầm nhìn và giá trị phát triển bền vững, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, cùng những thay đổi tích cực cho chuỗi cung ứng nói chung.
Thu hút và giữ chân nhân tài
Tiêu chí Xã hội trong bộ tiêu chí ESG đề cập đến các vấn đề liên quan tới quản lý lao động, an ninh và bảo mật dữ liệu, quan hệ cộng đồng,…
Doanh nghiệp thực hiện tốt tiêu chí này sẽ tạo niềm tin và động lực cho nhân viên. Từ đó, thúc đẩy sự hài lòng trong công việc, cải thiện hiệu quả làm việc và tăng tỉ lệ giữ chân nhân viên.
Oracle NetSuite là giải pháp ERP tiên phong trong việc tích hợp ESG
Oracle NetSuite với giải pháp ERP toàn diện được nhiều doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới tin tưởng lựa chọn. Nhờ dựa trên nền tảng đám mây, Oracle NetSuite có được khả năng linh hoạt trong mọi hoạt động tùy chính, quản lý.
Vai trò của ERP trong triển khai ESG
Trong quá thực hiện các hoạt động nhằm đáp ứng tiêu chí ESG, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức về quản lý và tổ chức. Đây là lúc hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp – ERP (Enterprise Resource Planning) – trở nên cần thiết.
Giải pháp ERP cho phép doanh nghiệp mở rộng nhanh chóng để đáp ứng các nhu cầu của thị trường và tạo môi trường làm việc hiệu quả. Ngoài ra, ERP cũng cung cấp cho các doanh nghiệp bức tranh toàn diện về hoạt động và tình hình kinh doanh, từ đó hỗ trợ quyết định chiến lược và phát triển bền vững.
Oracle NetSuite Cloud ERP – Sự lựa chọn hàng đầu
Oracle NetSuite là một nền tảng mạnh mẽ và linh hoạt, đáp ứng chính xác nhu cầu của doanh nghiệp cần và loại bỏ những chức năng không cần thiết, tạo nên một hệ thống liền mạch với những tính năng thiết yếu cho từng loại hình doanh nghiệp.
Trong triển khai ESG (Environmental, Social, and Governance), việc sử dụng Oracle NetSuite giúp doanh nghiệp tận dụng nhiều tính năng và chức năng của hệ thống này để quản lý và báo cáo về các khía cạnh ESG. Những tính năng của Oracle NetSuite hỗ trợ việc triển khai ESG cho doanh nghiệp như sau:
Quản lý dữ liệu ESG
NetSuite cho phép doanh nghiệp tạo ra các trường dữ liệu tùy chỉnh để lưu trữ thông tin liên quan đến ESG. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng các mô-đun tùy chỉnh để lưu trữ thông tin về tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị.
Theo dõi hiệu suất ESG
Hệ thống NetSuite cung cấp khả năng theo dõi và báo cáo về các chỉ số ESG quan trọng. Từ đó, doanh nghiệp tạo ra báo cáo tự động hoặc tùy chỉnh để theo dõi tiến trình và hiệu suất của tổ chức trong việc đạt được các mục tiêu ESG.
Tích hợp dữ liệu môi trường và xã hội
Với khả năng tích hợp đa dạng nguồn dữ liệu từ bên ngoài, Oracle NetSuite giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập thông tin về môi trường và xã hội. Doanh nghiệp có thể tự động hóa việc thu thập dữ liệu ESG và cập nhật thông tin liên quan về vấn đề này. Cũng như, tạo ra các báo cáo ESG để chia sẻ với các bên liên quan trong nội bộ và với các nhà đầu tư, khách hàng và cơ quan quản lý.
Quản lý chuỗi cung ứng bền vững
Oracle NetSuite giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng để đảm bảo rằng các nhà cung cấp tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững và ESG.
Doanh nghiệp đang cần một giải pháp ERP mạnh mẽ để triển khai chiến lược ESG? Hãy liên hệ ngay với Gimasys để được tư vấn.
Với kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và tư vấn chuyển đổi số, cùng việc triển khai thành công 550+ dự án công nghệ cho khách hàng trong và ngoài nước, Gimasys tự tin giúp khách hàng sử dụng được hiệu quả những công nghệ hiện đại nhất để tăng trưởng kinh doanh.