• Tiếng Việt
  • English

Theo ước tính, 60 – 70% các dự án triển khai giải pháp ERP trong Doanh nghiệp gặp thất bại. Thống kê này thực sự là một hồi chuông báo động cho các doanh nghiệp đang hướng đến việc triển khai ERP. 

NetSuite Cloud ERP là giải pháp nền tảng đám mây số 1 thế giới với hơn 22.000 tổ chức trên toàn cầu đang sử dụng, cung cấp giải pháp ERP mạnh mẽ, khả năng hiển thị dữ liệu theo thời gian thực, quản lý kho hàng, lập kế hoạch tài chính, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý đơn hàng và nhiều hơn thế. Việc lựa chọn NetSuite ERP có thể là một tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng. Mặc dù triển khai NetSuite không phải là điều đơn giản, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã từng triển khai cho thấy quy trình này đơn giản hơn nhiều so với các phần mềm ERP khác.

  • Thời gian đọc: 03 phút
  • Bài viết dành cho: Lãnh đạo và các cấp quản lý
  • Cần trợ giúp? LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi

Để triển khai thành công NetSuite ERP, doanh nghiệp cần lên kế hoạch về các lĩnh vực sau:

  • Kế hoạch dự án 
  • Thay đổi cách thức quản lý 
  • Chuyển đổi dữ liệu 
  • Thử nghiệm 
  • Đào tạo
  • Hỗ trợ 

Lên kế hoạch dự án

Để thực hiện một dự án ERP thành công đòi hỏi một kế hoạch hành động kỹ lưỡng. Doanh nghiệp cần cân nhắc giữa các lựa chọn, dù là quyết định làm việc với đối tác của NetSuite hay tự triển khai NetSuite, thì điều quan trọng là phải có phương pháp triển khai đúng hướng. Phương pháp của Gimasys là một kế hoạch gồm 5 bước: 

  • Bắt đầu
  • Phân tích
  • Định cấu hình
  • Triển khai
  • Tối ưu hóa

Thay đổi cách thức quản lý

Đảm bảo rằng toàn bộ đội ngũ nhân viên chấp nhận thay đổi khi triển khai Netsuite là điều rất quan trọng. Điều cần thiết đầu tiên là sự tham gia và hỗ trợ dự án từ ban điều hành công ty.

Ngoài sự tham gia của ban điều hành, doanh nghiệp cần đảm bảo sự tham gia của các thành viên. Bao gồm chuyên gia giải quyết vấn đề nội bộ, đội ngũ IT và dự án trưởng. Dự án trưởng phải là người quản lý nhiệt tình, năng động và có khả năng ra quyết định.

Doanh nghiệp cần đảm bảo sự giao tiếp được duy trì thường xuyên và xuyên suốt quá trình triển khai. Đảm bảo toàn bộ doanh nghiệp hiểu rõ mục tiêu cốt lõi của việc triển khai ERP. Khi dự án đã ổn định hơn, doanh nghiệp cần cập nhập thông tin liên tục cho nhân viên về các quyết định trong quy trình kinh doanh.

Cách để Doanh nghiệp triển khai NetSuite ERP thành công
Cách để Doanh nghiệp triển khai NetSuite ERP thành công

Chuyển đổi dữ liệu

Khi doanh nghiệp đã lựa chọn được hệ thống ERP phù hợp nhất với nhu cầu của mình, việc chuẩn bị cần được tiến hành trước khi dự án đi vào hoạt động. Doanh nghiệp cần chỉ định một nhóm chuyên hỗ trợ việc kiểm kê lại các dữ liệu hiện có.

Nếu các dữ liệu có trong hệ thống hiện tại của doanh nghiệp là một “đống lộn xộn” với nhiều định dạng và bị thiếu thông tin, hãy dọn dẹp lại, tìm lỗi và sửa những dữ liệu này trước khi bắt đầu triển khai. Hoàn thành điều này trước khi bắt đầu triển khai NetSuite sẽ giảm thiểu những thay đổi, chậm trễ trong quá trình di chuyển dữ liệu, giúp dự án đi đúng hướng, trong thời gian quy định.

Thử nghiệm

Thử nghiệm luôn đem lại nhiều lợi ích:

  • Kiểm tra các quy trình kinh doanh, đảm bảo mọi thứ đều hoạt động ổn định
  • Đảm bảo mọi chức năng trong hệ thống đều hoạt động bình thường trước khi dự án đi vào hoạt động (go-live)
  • Sử dụng NetSuite như một công cụ giúp đào tạo người dùng 

Đào tạo

Để nhân viên có thể làm tốt công việc của họ, hãy cung cấp cho họ những gì họ cần!

Với phương pháp đào tạo về NetSuite bằng một mô hình toàn diện tập trung vào đào tạo cá nhân cũng như người dùng cuối, đảm bảo tất cả người dùng cuối (end user) đều được đào tạo đầy đủ, tạo sự hài lòng đối với tất cả nhân viên.

Hỗ trợ

Dù quy trình triển khai NetSuite ERP có trơn tru đến đâu cũng không thể tránh được những vấn đề phát sinh, vậy nên lập một kế hoạch hỗ trợ sau triển khai là điều rất quan trọng. Doanh nghiệp khi gặp vấn đề cần phải biết nên liên hệ với ai và bằng cách nào, cũng như hướng đến tối ưu hóa và bổ sung thêm vào các chức năng. Một chiến lược hỗ trợ rõ ràng được phổ biến cho tất cả các đội ngũ của doanh nghiệp có thể giúp các hoạt động trở nên dễ dàng hơn và giảm bớt căng thẳng, áp lực công việc.

 

LIÊN HỆ NGAY với Gimasys, đối tác triển khai của Oracle NetSuite ERP tại Việt Nam, ở form bên dưới để được tư vấn chi tiết về triển khai NetSuite ERP trong Doanh nghiệp.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai Oracle NetSuite, Gimasys đã xây dựng được một đội ngũ gần 20 chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về giải pháp. Sở hữu hơn 50 chứng chỉ Oracle, tỉ lệ khách hàng hài lòng sau triển khai là 98% – các chuyên gia về NetSuite của Gimasys cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong lộ trình phát triển và đổi mới. Đây là lý do vì sao Gimasys hiện là một trong những đối tác hàng đầu và đáng tin cậy của Oracle NetSuite tại Việt Nam.

Hiện nay, giải pháp ERP trên nền tảng đám mây được thiết kế để hỗ trợ cho tất cả doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Với hệ thống ERP đa người dùng (multi-tenant), doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ dựa trên quy mô và nhu cầu của họ. Do đó, doanh nghiệp có thể yên tâm mở rộng, phát triển kinh doanh, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng sẵn có mà không phải lo lắng về các khoản đầu tư tốn kém vào phần cứng, phần mềm, bảo mật, sao lưu, khắc phục sự cố hoặc các chi phí liên quan khác.

Một trong những mối quan tâm lớn của doanh nghiệp khi triển khai giải pháp ERP trên nền tảng đám mây là vấn đề bảo mật. Thông thường, nhiều doanh nghiệp cho rằng tự mình sở hữu dữ liệu và thiết bị sẽ tránh được tối đa khả năng bị xâm phạm, đánh cắp. Tuy nhiên, các nghiên cứu và khảo sát gần đây cho thấy các giải pháp ERP cho doanh nghiệp trên nền tảng đám mây (cloud-based) hiện nay an toàn hơn nhiều so với các hệ thống truyền thống (on-premise systems).

Với Oracle NetSuite, bảo mật tiêu chuẩn hàng đầu thế giới là yếu tố cần thiết để duy trì niềm tin người dùng dẫn đầu thị thường. NetSuite thường xuyên tung ra các bản cập nhật bảo mật trên toàn bộ hệ thống, đảm bảo khách hàng luôn được sử dụng bản cập nhật bảo mật mới nhất. Ngoài ra, với những tiến bộ vượt bậc trong hệ thống bảo mật, sẽ rất khó để hacker thâm nhập vào các lớp bảo mật để truy cập vào máy chủ trong cơ sở hạ tầng đám mây.

Trên thực tế, doanh nghiệp dễ bị tấn công hơn bởi các mối đe dọa từ trong nội bộ doanh nghiệp và các vi phạm bảo mật liên quan đến nhân viên. Các chính sách bảo mật lỏng lẻo có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ hệ thống nào dù đó là hệ thống on-premise hay hệ thống nền tảng đám mây.

  • Thời gian đọc: 05 phút
  • Bài viết dành cho: Lãnh đạo và các cấp quản lý
  • Cần trợ giúp? LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi

Mức độ bảo mật của Oracle NetSuite ERP

Oracle NetSuite hiểu rõ các thách thức trong vấn đề bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Oracle NetSuite đưa ra các phương pháp để giải quyết theo 4 cấp độ khác nhau. Tất cả đều đạt các tiêu chuẩn bảo mật cao nhất cũng như đáp ứng một loạt các tiêu chuẩn kiểm toán và bảo mật, bao gồm SSAE 16 (SOC 1), PCI-DSS và khung pháp lý Safe Harbor của Hoa Kỳ – Liên minh Châu Âu. Ngoài ra, Oracle NetSuite đã mô hình hóa các quy trình quản lý rủi ro và bảo mật theo Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Quốc gia (NIST) và loạt tiêu chuẩn ISO 27000. Vì vậy, dữ liệu hoàn toàn được bảo mật trong nền tảng điện toán đám mây của Oracle NetSuite ERP.

NetSuite giải quyết vấn đề bảo mật theo bốn mục chính:

  • Bảo mật mạng vật lý
  • Bảo mật trung tâm dữ liệu
  • Bảo mật cơ sở dữ liệu
  • Bảo mật ứng dụng

Bảo mật mạng vật lý

NetSuite chủ động giám sát hệ thống vào mọi thời điểm, thông qua việc sử dụng các hệ thống phát hiện xâm nhập hiện đại. Ví dụ như chứng nhận cao nhất trong ngành về an ninh mạng của Hiệp hội Chứng nhận Bảo mật Hệ thống Thông tin Quốc tế (International Information Systems Security Certification Consortium).

Điểm nổi bật: 

  • Giám sát an ninh liên tục thông qua nhiều hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS).
  • Quét thông tin của các bên liên kết và kiểm tra thâm nhập.
  • Được chứng nhận CISSP bởi Tổ chức Chứng nhận Bảo mật Hệ thống Thông tin Quốc tế (ISC2).
  • Được chứng nhận bởi Cục Công nghiệp và An ninh Hoa Kỳ, Bộ phận Tuân thủ Mã hóa Xuất khẩu của Bộ Thương mại.
Hệ thống bảo mật của NetSuite ERP liệu có đáng tin cậy?
Hệ thống bảo mật của NetSuite ERP liệu có đáng tin cậy?

Bảo mật trung tâm dữ liệu

Trung tâm dữ liệu NetSuite Cloud ERP có cơ sở bảo vệ vũ trang và camera giám sát 24/24. Do đó, mọi hoạt động ra vào trung tâm và các điểm truy cập đều được kiểm soát. Ngoài ra, cơ sở trung tâm luôn yêu cầu đảm bảo tất cả thủ tục ra vào trung tâm.

Hơn nữa, NetSuite đảm bảo Quản lý Truy cập Vật lý bằng các hệ thống hiện đại nhất. Ví dụ như nhận dạng sinh trắc học, thẻ truy cập nhận diện khuôn mặt (Photo ID), v.v. Thêm vào đó, Single-person portals, bẫy an ninh T-DAR và các cửa ra vào đều được gắn báo động. Các cửa sổ cũng đều được làm bằng vật liệu bảo vệ chống đạn đạo xếp hạng UL.

Cuối cùng, NetSuite tuân thủ theo Nguyên tắc Quyền hạn Tối thiểu (POLA), chỉ trao cho nhân viên những đặc quyền cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

Điểm nổi bật: 

  • Mặt bằng cơ sở được bảo vệ hoàn toàn
    • Luôn có nhân viên bảo vệ giám sát tất cả các báo động và hoạt động truy cập.
    • Đảm bảo mọi hoạt động ra vào trung tâm đều được tuân thủ đúng trình tự.
  • Quản lý quyền truy cập vật lý 
    • Thẻ ra vào có ảnh ID và hệ thống nhận dạng sinh trắc học.
    • Tất cả các cửa bên ngoài trung tâm đều được làm bằng vật liệu chống đạn xếp hạng UL.
  • Tách biệt quyền hạn
    • Tuân theo Nguyên tắc Quyền hạn Tối thiểu (POLA), chỉ trao cho nhân viên những đặc quyền cần thiết để làm nhiệm vụ.

Bảo mật cơ sở dữ liệu

Có thể nói, truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu NetSuite ERP là điều không thể. Netsuite có ba lớp bảo mật tách biệt dữ liệu khỏi hệ thống, chỉ người dùng có đặc quyền mới được phép truy cập. Khi phải chuyển những dữ liệu nhạy cảm (ví dụ như số thẻ tín dụng), NetSuite sử dụng mã hóa “One Way Hash” – hàm mã hóa một chiều hay còn gọi là giải thuật đồng hóa thông tin.

Điểm nổi bật:

  • Không cấp quyền truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu
  • 3 lớp tách biệt dữ liệu khỏi ứng dụng NetSuite
  • Mã hóa 1 chiều dành cho những dữ liệu nhạy cảm

Bảo mật ứng dụng

NetSuite Cloud ERP bảo mật ứng dụng thông qua nhiều kỹ thuật khác nhau. Trong đó bao gồm kiểm soát quyền truy cập ứng dụng thông qua các đặc quyền của người dùng. Điều này đảm bảo các truy cập đến NetSuite đều từ địa chỉ IP doanh nghiệp cho phép. Ngoài ra, NetSuite cung cấp mã hóa 128-bit mạnh mẽ cho tất cả dữ liệu ra – vào hệ thống.

Thêm vào đó, NetSuite cũng cung cấp cho doanh nghiệp khả năng xác thực 2 yếu tố trong trường hợp doanh nghiệp muốn tăng cường bảo mật hơn nữa.

Điểm nổi bật:

  • Quyền truy cập theo vai trò và ngắt kết nối những tài khoản không còn hoạt động
  • Ghi đầy đủ nhật ký kiểm tra
  • Tìm kiếm và Báo cáo
  • Mã hóa 128-bit mạnh mẽ
  • Quyền truy cập dành riêng cho ứng dụng
  • Giới hạn địa chỉ IP
  • Chính sách mật khẩu mạnh
  • Xác thực hai yếu tố

Gimasys hy vọng bài viết này hữu ích trong việc giải đáp những thắc mắc của doanh nghiệp về bảo mật của NetSuite ERP trên nền tảng đám mây. Hãy LIÊN HỆ NGAY với Gimasys, đối tác triển khai của Oracle NetSuite ERP tại Việt Nam, ở form bên dưới để được tư vấn chi tiết về giải pháp NetSuite ERP dành cho Doanh nghiệp.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai Oracle NetSuite, Gimasys đã xây dựng được một đội ngũ gần 20 chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về giải pháp. Sở hữu hơn 50 chứng chỉ Oracle, tỉ lệ khách hàng hài lòng sau triển khai là 98% – các chuyên gia về NetSuite của Gimasys cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong lộ trình phát triển và đổi mới. Đây là lý do vì sao Gimasys hiện là một trong những đối tác hàng đầu và đáng tin cậy của Oracle NetSuite tại Việt Nam.

Đối với nhiều doanh nghiệp, quản lý kho hàng hiệu quả là một thách thức lớn. Thông thường, việc theo dõi và quản lý số lượng hàng tồn kho được coi là công việc đơn giản. Việc này không tiêu tốn quá nhiều chi phí và nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có khối lượng hàng lớn thì quản lý kho hàng không hề dễ dàng.

Ngoài việc theo dõi, kiểm tra số lượng sản phẩm, họ còn phải lập kế hoạch sử dụng sản phẩm theo từng thời điểm, dự đoán số lượng hàng hóa thừa hay thiếu, dự đoán nhu cầu hàng hóa khi thực hiện các chiến dịch marketing hay cung cấp thông tin cần thiết cho báo cáo tài chính. Để kiểm soát chặt chẽ lượng hàng tồn kho, Doanh nghiệp sẽ cần đến một Hệ thống Quản lý Kho hàng hiệu quả.

  • Thời gian đọc: 03 phút
  • Bài viết dành cho: Lãnh đạo và các cấp quản lý
  • Cần trợ giúp? LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi

Hệ thống quản lý kho hàng hiệu quả NetSuite WMS

Hệ thống quản lý kho hàng NetSuite WMS cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động thường ngày trong kho bằng cách sử dụng các phương pháp hàng đầu trong ngành – bao gồm quy trình chọn và đóng gói thông minh, quét mã vạch cầm tay, đếm chu kỳ và tích hợp với hệ thống vận chuyển.

NetSuite WMS còn có thể hướng dẫn người dùng thực hiện các tác vụ quan trọng – từ nhận và lưu trữ hàng hóa, đến chọn và vận chuyển chúng – theo cách hiệu quả nhất. Khi hàng hóa được xử lý ở trong kho, từng giao dịch sẽ được cập nhật tự động trong hệ thống theo thời gian thực.

Bằng cách sử dụng giải pháp quản lý kho hàng hiệu quả như NetSuite Warehouse Management Software (NetSuite WMS), doanh nghiệp có thể cải thiện năng suất, giảm chi phí vận hành và quản lý nguồn nhân lực hiệu quả, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Được xây dựng dựa trên nền tảng đám mây, NetSuite với khả năng mở rộng và tích hợp vượt trội của mình sẽ đáp ứng hoàn hảo mọi nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

 

NetSuite WMS là gì?

NetSuite WMS là một hệ thống quản lý kho hàng có thể mở rộng, là một phần của nền tảng NetSuite dựa trên đám mây. Nền tảng này cũng lưu trữ các hệ thống NetSuite khác như NetSuite ERP, CRM, thương mại điện tử và tự động hóa dịch vụ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, NetSuite WMS là một hệ thống quản lý kho hàng được NetSuite thiết kế riêng cho các hoạt động quản lý kho và phân phối.

NetSuite WMS cung cấp các tính năng quản lý kho hàng tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí vận hành kho như: quản lý hàng tồn kho, quản lý chi phí, tích hợp vận chuyển và hoàn thiện đơn hàng cũng như quản lý mua hàng và nhà cung cấp.

Các tính năng của NetSuite WMS

NetSuite WMS có thể giúp doanh nghiệp đơn giản hóa hoạt động quản lý kho và hoạt động phân phối.

Các tính năng chính của NetSuite WMS bao gồm:

  • Quét mã vạch
  • Thiết bị cầm tay RF / Di động không dây
  • Quản lý sóng nâng cao
  • Người dùng tự xác định chiến lược nhận và chọn hàng (Putaway and Pick)
  • Hệ thống nhận và chọn hàng (Putaway and Pick)
  • Đặt hàng, phân loại, bốc dỡ theo mẻ và theo khu vực
  • Linh động trong việc bổ sung và chọn hàng nhanh
  • Đếm chu kỳ (Cycle Counting)
  • Đánh số lô với FIFO & FEFO
  • Theo dõi thời hạn sử dụng và hết hạn của lô hàng 
  • Theo dõi số sê-ri
  • Cho phép tạo nhiều mã UPC
  • Tích hợp thông báo trước khi vận chuyển
  • In danh sách và dán nhãn GS1
  • Theo dõi kho hàng với giấy phép
  • Hỗ trợ sắp xếp, bố trí hàng hóa trong kho hàng
  • Đơn đặt hàng công việc và lắp ráp
  • Báo cáo năng suất lao động
  • Dashboard của kho hàng

 

Lợi ích của NetSuite WMS

NetSuite WMS sở hữu các tính năng hàng đầu trong ngành Phân phối – Bán buôn như:

  • Quét mã vạch RF di động,
  • Lập kế hoạch,
  • Quản lý kho hàng…

NetSuite WMS giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả bằng cách cải thiện quy trình làm việc. NetSuite WMS cũng cải thiện ROI cho các kho hàng ở mọi quy mô, độ phức tạp nào.

  • Giảm chi phí phân phối: Tiết kiệm không gian ở kho hàng, giảm chu kỳ, chi phí lao động, chi phí phân phối và cải thiện ROI
  • Tăng sự hài lòng của khách hàng: Giảm lỗi vận chuyển, tăng tỷ lệ hoàn thành đơn hàng cũng như độ chính xác của quá trình hoàn hiện đơn để nâng cao sự hài lòng khách hàng.
  • Cải thiện hoạt động: Người dùng được cung cấp quyền truy cập theo thời gian thực vào các giao dịch, số lượng hàng tồn kho và nâng cao khả năng theo dõi kho hàng.

 

Để tìm hiểu thêm về cách NetSuite WMS thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp ngành Phân phối – Bán buôn, hãy LIÊN HỆ với Gimasys – đối tác triển khai của Oracle NetSuite ERP tại Việt Nam ở form bên dưới NGAY HÔM NAY!

Với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai Oracle NetSuite, Gimasys đã xây dựng được một đội ngũ gần 20 chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về giải pháp. Sở hữu hơn 50 chứng chỉ Oracle, tỉ lệ khách hàng hài lòng sau triển khai là 98% – các chuyên gia về NetSuite của Gimasys cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong lộ trình phát triển và đổi mới. Đây là lý do vì sao Gimasys hiện là một trong những đối tác hàng đầu và đáng tin cậy của Oracle NetSuite tại Việt Nam.

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua