• Tiếng Việt
  • English

Vào cuối những năm 1990, “cloud” là từ khóa không hề phổ biến trong giới công nghệ và chưa bao giờ được công nhận là nền tảng của các hệ thống giải pháp/ phần mềm trong tương lai.

Tuy nhiên, với tầm nhìn chiến lược cũng như nhận thức rõ lợi ích và tiềm năng to lớn của việc cung cấp phần mềm online, người đồng sáng lập Oracle, Larry Ellison, đã thuyết phục doanh nhân Evan Goldberg về một giải pháp phần mềm vận hành trên nền tảng website, từ đó thành lập nên NetLedger – tiền thân của NetSuite sau này.

Ngày nay, hệ thống ERP trên nền tảng điện toán đám mây của NetSuite cung cấp cho doanh nghiệp các ứng dụng cần thiết để điều hành hoạt động kinh doanh, quản lý hiệu suất, tăng trưởng bền vững và tiết kiệm chi phí.

NetSuite là gì?

NetSuite là một công ty phần mềm đã phát triển một nền tảng quản lý kinh doanh dựa trên đám mây được sử dụng bởi hơn 32.000 doanh nghiệp trên toàn cầu.

Hệ thống ERP của Netsuite bao gồm các chức năng cốt lõi, như: tài chính – kế toán, quản lý hàng tồn kho, đơn đặt hàng và mua sắm. Doanh nghiệp có thể thêm các phân hệ khác, như CRM (quản lý bán hàng, dịch vụ và tự động hóa hoạt động Marketing), Quản lý nguồn nhân lực (hồ sơ nhân sự, quản lý hiệu suất và tính lương, PSA (lập kế hoạch, theo dõi các dự án và thương mại đa kênh) . Tất cả các phân hệ này sử dụng và chia sẻ dữ liệu trên cùng một nền tảng. Nhờ nguồn dữ liệu trung tâm đó, thông tin từ toàn bộ hệ thống sẽ được cập nhật theo thời gian thực.

Bằng việc sử dụng mô hình SaaS, khách hàng của NetSuite chỉ cần trả phí đăng ký để có quyền truy cập vào phần mềm, điều này giúp loại bỏ chi phí mua, cung cấp và bảo trì phần cứng, cũng như cấp phép, cài đặt và hỗ trợ phần mềm. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ luôn được sử dụng giải pháp cùng hệ thống tính năng tốt nhất với thời gian cập nhật 2 lần/ năm của Oracle NetSuite.

Một trong những lợi ích to lớn của mô hình SaaS đó là cung cấp khả năng mở rộng một cách nhanh chóng. Doanh nghiệp có thể thêm chức năng theo yêu cầu đặc thù của quy trình kinh doanh mà không cần lo lắng về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

NetSuite ra đời như thế nào?

NetSuite được biết đến là công ty đầu tiên trên thế giới cung cấp giải pháp công nghệ trên nền tảng điện toán đám mây.

NetLedger, tên ban đầu của NetSuite, được thành lập vào năm 1998 tại văn phòng nằm phía trên một tiệm làm tóc ở San Mateo, California, bởi Evan Goldberg và các cộng sự, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp phần mềm kế toán trên nên tảng website.

Năm 2002, NetLedger đổi tên thành NetSuite sau khi công ty bổ sung các ứng dụng quản lý hàng tồn kho và CRM. Cùng năm đó, Zach Nelson đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành của công ty, bắt đầu thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng, khi doanh thu hàng năm tăng từ khoảng 1 triệu đô la lên gần 1 tỷ đô la trong 14 năm tiếp theo; cho đến khi NetSuite được Oracle mua lại vào tháng 7 năm 2016 với giá 9,3 tỷ USD.

Hiện tại, NetSuite tiếp tục phát triển nhanh chóng với hệ thống đối tác và văn phòng trên toàn thế giới.

5 Tính năng cốt lõi của NetSuite

Những giá trị cốt lõi nào đã giúp cho giải pháp Oracle NetSuite khác biệt so với các giải pháp Cloud ERP khác. Dưới đây là 5 điểm nổi bật:

Cung cấp cái nhìn thống nhất về hoạt động doanh nghiệp: NetSuite cung cấp bộ ứng dụng bao gồm tài chính, chuỗi cung ứng, sản xuất, nhân sự và thương mại điện tử, giúp doanh nghiệp quản lý cơ sở dữ liệu trên một nền tảng duy nhất, thay vì sử dụng phần mềm riêng biệt cho từng chức năng đó.

Tích hợp: Tất cả các ứng dụng NetSuite cung cấp thông tin đầu vào – đầu ra từ cơ sở dữ liệu trung tâm để đảm bảo chỉ có một nguồn dữ liệu duy nhất. Kiến trúc hợp nhất này cung cấp giao diện người dùng chung trên tất cả các phân hệ; điều đó làm giảm thời gian đào tạo, tăng cường hiệu quả công việc. Mô hình này cũng cho phép người dùng hoàn thành quy trình bán hàng – thu tiền, mua hàng – thanh toán và các quy trình gồm nhiều bước phức tạp, từ một ứng dụng duy nhất mà không cần nhập lại hoặc xuất thông tin.

True Cloud: NetSuite là hệ thống được thiết kế và xây dựng hoàn toàn trên nền tảng điện toán đám mây. Ngược lại, nhiều hệ thống ERP “cloud” thực sự chỉ là hosted (dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến) hoặc hybrid – về cơ bản là phần mềm on-premise được bổ sung thêm một số công nghệ để truy cập thông qua internet. Các giải pháp như vậy gặp phải nhiều vấn đề ảnh hưởng đến các hệ thống truyền thống, như nâng cấp chậm và thiếu khả năng mở rộng.

Hệ thống báo cáo chuyên sâu: Lượng dữ liệu khổng lồ từ các phòng ban và đơn vị kinh doanh được lưu trữ trên nền tảng NetSuite thúc đẩy khả năng báo cáo mở rộng của hệ thống. Người dùng có thể tùy chỉnh báo cáo theo yêu cầu khác nhau, nhờ vào các công cụ báo cáo tích hợp của NetSuite. NetSuite cũng có các dashboard dựa trên vai trò, nhanh chóng cung cấp cho ban lãnh đạo những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt.

Tính linh hoạt: Được xây dựng trên nền tảng đám mây, NetSuite đem đến khả năng tùy chỉnh để phù hợp với các quy trình và cấu trúc của doanh nghiệp thông qua các ứng dụng và công cụ SuiteCloud, hoàn toàn phù hợp cho mọi loại hình công ty.

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua