• Tiếng Việt
  • English

Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể về ý thức bảo vệ môi trường và nỗ lực hướng đến một tương lai bền vững. Một phần quan trọng của sứ mệnh này là ứng dụng công nghệ để giảm thiểu tác động của hoạt động kinh doanh lên môi trường. Oracle NetSuite hệ thống Cloud ERP hàng đầu thế giới, và Zero-Carbon Logistics xu hướng vận tải xanh với việc tập trung vào sự tương thích với môi trường, đang kết hợp để tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành logistics và doanh nghiệp toàn cầu. 

Zero-Carbon Logistics: Xu hướng vận tải xanh

Biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính tác động vô cùng lớn tới mọi lĩnh vực của mọi quốc gia, do đó nhiều nước đã cam kết cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng 0 nhất có thể (net zero). Thu thập thông tin cho biết đến hết ngày 1/6/2022 đã có 128 quốc gia cam kết net zero, chiếm tới 90% GDP toàn cầu và chiếm 88% phát thải nhiên liệu hóa thạch toàn cầu.

Xu hướng Zero-carbon Logistics
Xu hướng Zero-carbon Logistics

Zero-Carbon Logistics đại diện cho một phương thức vận tải đột phá, mục tiêu chính là giảm thiểu tác động của ngành logistics lên môi trường. 

Vậy Zero-Carbon Logistics là gì?

Zero-carbon Logistics hay Logistics xanh không chỉ đơn thuần là việc loại bỏ khí thải carbon trong hoạt động vận chuyển hàng hóa, mà còn bao gồm việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng, và giảm thiểu lượng tồn kho không cần thiết. Đây là một chiến lược đa chiều nhằm giảm tác động của logistics đến biến đổi khí hậu và giảm thiểu chi phí liên quan đến vận chuyển và lưu trữ.

Logistics xanh giúp nền kinh tế đảm bảo net zero (trung tính carbon), ứng dụng nhiều công nghệ mới và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, có thể kể đến một số yếu tố quan trọng của Zero-Carbon Logistics bao gồm:

1. Sử dụng xe điện và năng lượng tái tạo

Zero-Carbon Logistics thúc đẩy sử dụng xe điện và năng lượng tái tạo như nguồn cung cấp cho các phương tiện vận chuyển. Điều này giúp giảm thiểu khí thải nhà kính và ô nhiễm không khí.

2. Tối ưu hóa chuỗi cung ứng

Bằng cách tối ưu hóa chuỗi cung ứng, Zero-Carbon Logistics giúp giảm thiểu sự lãng phí và tối ưu hóa tuyến đường, từ đó giảm tiêu hao nhiên liệu và tác động đến môi trường.

3. Công nghệ theo dõi và đo lường

Các công nghệ tiên tiến giúp theo dõi và đo lường hiệu suất môi trường của hoạt động logistics. Điều này tạo điều kiện cho việc xác định và giảm thiểu lượng khí thải carbon.

Oracle NetSuite: Giải pháp ERP hướng đến sự bền vững

Oracle NetSuite là một hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tích hợp mạnh mẽ, cho phép các doanh nghiệp quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình từ một nền tảng đám mây duy nhất. Với khả năng tích hợp quản lý hoạt động kinh doanh, từ tài chính, kế toán, quản lý khách hàng, đến quản lý chuỗi cung ứng, Oracle NetSuite giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất và tăng trải nghiệm của khách hàng.

Điều đặc biệt của NetSuite phải nhắc đến là khả năng linh hoạt trong việc tùy chỉnh và tích hợp các ứng dụng bên ngoài. Điều này có ý nghĩa rằng Oracle NetSuite có thể tích hợp các giải pháp liên quan đến môi trường và phát triển bền vững, giảm thiểu lượng khí thải xuống mức tối ưu nhất theo xu hướng Zero-Carbon.

Oracle NetSuite và Zero-Carbon Logistics: Sự liên kết mang tầm vóc toàn cầu

Sự kết hợp giữa Oracle NetSuite và Zero-Carbon Logistics đại diện cho sự phối hợp giữa công nghệ và môi trường, hướng tới một tương lai bền vững. Thông qua việc sử dụng Oracle NetSuite cho hệ thống quản lý vận hành nhằm đạt được mục tiêu về Zero-Carbon Logistics, các doanh nghiệp có thể:

1. Tối ưu hóa quá trình quản lý

NetSuite cung cấp khả năng tối ưu hóa quá trình quản lý và tài chính của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tài nguyên, tập trung hơn vào mục tiêu của Zero-Carbon Logistics.

2. Theo dõi hiệu suất môi trường

Với khả năng tích hợp dữ liệu và công nghệ theo dõi của Zero-Carbon Logistics vào NetSuite, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và báo cáo về hiệu suất môi trường của doanh nghiệp.

3. Tạo ra giá trị bền vững

Sự kết hợp giữa NetSuite và Zero-Carbon Logistics không chỉ giúp doanh nghiệp giảm tác động môi trường, mà còn tạo ra giá trị bền vững trong mắt khách hàng và cộng đồng.

Kết Luận

NetSuite và Zero-Carbon Logistics đang tạo ra một sự kết hợp đột phá, giúp các doanh nghiệp tiến về hướng một tương lai bền vững. Oracle NetSuite đã định hướng mình là một đối tác không thể thiếu đối với những doanh nghiệp đang tìm cách xây dựng và thực hiện chiến lược zero-carbon ngành Logistics. Với sự kết hợp của ERP mạnh mẽ trên nền tảng đám mây, NetSuite mang lại khả năng tối ưu hóa, giảm thiểu khí thải carbon, và cải thiện hiệu suất kinh doanh vượt trội. Oracle NetSuite không chỉ là một công cụ, mà còn là một đối tác đồng hành trên con đường hướng tới một tương lai xanh hơn và bền vững hơn cho logistics toàn cầu.

Trải nghiệm thử hệ thống Oracle NetSuite hoàn toàn miễn phí.

Với kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và tư vấn chuyển đổi số, cùng việc triển khai thành công 550+ dự án cho khách hàng trong và ngoài nước, chúng tôi – Gimasys tự tin giúp khách hàng đạt được mục tiêu của mình trong việc sử dụng ERP để tăng trưởng.

Oracle đã chính thức ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào giải pháp Oracle NetSuite Cloud ERP của mình để giúp doanh nghiệp tăng trải nghiệm khách hàng và quản lý tài chính mới, từ đó giúp tăng năng suất người dùng, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

NetSuite ứng dụng AI vào quy trình vận hành

Oracle NetSuite gần đây đã công bố một loạt cải tiến sản phẩm mới nhằm giúp các doanh nghiệp giảm chi phí và vận hành hiệu quả hơn để tập trung phát triển lợi nhuận của doanh nghiệp. Những cải tiến mới nhất bao gồm khả năng được hỗ trợ bởi AI truyền thống (traditional AI) và AI tạo sinh (generative AI) trên toàn bộ hệ thống sản phẩm; giải pháp quản lý Field Service (FSM) và quản lý hiệu suất doanh nghiệp (EPM) mới; cùng những khả năng mạnh mẽ giúp các chuyên gia tài chính và chuyên gia trải nghiệm khách hàng cải thiện tốc độ và độ chính xác của quy trình kinh doanh.

Evan Goldberg, người sáng lập và EVP của Oracle NetSuite cho biết: “Trong 25 năm qua, sứ mệnh của chúng tôi vẫn không thay đổi là cung cấp một bộ ứng dụng đám mây thống nhất cho phép khách hàng làm được nhiều công việc hơn với ít nguồn lực hơn, giúp không ngừng phát triển doanh nghiệp của họ”. “Chúng tôi tiếp tục mở rộng khả năng của NetSuite để hỗ trợ sứ mệnh này và giúp hơn 37.000 khách hàng của chúng tôi được hưởng lợi từ những cải tiến mới nhất về điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo. Các bản cập nhật mới của chúng tôi sẽ bao gồm những khả năng của AI truyền thống và AI tạo sinh được nhúng trong toàn bộ sản phẩm để giúp tăng năng suất của người dùng, giảm chi phí và cải thiện hiệu quả kinh doanh tổng thể.”

NetSuite ứng dụng AI
NetSuite ứng dụng AI

Những tính năng có sự hỗ trợ của AI

  • NetSuite Text Enhance: Khả năng sáng tạo bởi AI giúp người dùng tạo ra nội dung theo ngữ cảnh và được cá nhân hóa cho bất kỳ vùng văn bản nào trong NetSuite dựa trên một vài từ khóa mô tả ban đầu. Được phát triển từ dịch vụ AI tạo sinh của Oracle Cloud Infrastructure (OCI), NetSuite Text Enhance giúp các Bộ phận Tài chính, Kế toán, Nhân sự, Chuỗi cung ứng và Vận hàng, Bán hàng và Marketing, cũng như các nhóm hỗ trợ khách hàng cải thiện năng suất bằng việc tận dụng AI để tạo ra các nội dung liên quan và sau đó nhân viên có thể kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa và phê duyệt nhanh chóng, dễ dàng hơn.
  • NetSuite Planning & Budgeting: Các khả năng mới được hỗ trợ bởi AI trong mô-đun Lập kế hoạch và ngân sách giúp doanh nghiệp tự động hóa việc phân tích dữ liệu để cải thiện và ra quyết định kịp thời. Với các thuật toán dự đoán được liên tục theo dõi và phân tích các kế hoạch, dự báo và đưa ra các phương sai, doanh nghiệp có thể nhanh chóng, dễ dàng nắm bắt được các xu hướng, điểm bất thường và mối tương quan trong hoạt động kinh doanh.
  • NetSuite Bill Capture: Các khả năng mới được hỗ trợ bởi AI giúp doanh nghiệp nắm bắt và phân loại chi phí một cách thông minh dựa trên dữ liệu lịch sử. Với NetSuite Bill Capture, doanh nghiệp có thể giảm bớt việc nhập hóa đơn thủ công, thay vào đó là tăng năng suất của đội ngũ kế toán.
  • NetSuite Analytics Warehouse: Các khả năng được hỗ trợ bởi AI trong NetSuite Analytics Warehouse bao gồm hợp nhất và tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn, đồng thời giúp doanh nghiệp tăng tốc quyền truy cập vào báo cáo và trực quan hóa dữ liệu. Với khả năng hiển thị dữ liệu ngày càng tăng và sự thấu hiểu hoạt động ở cấp độ giao dịch, doanh nghiệp có thể nắm được insight nhanh hơn để đưa ra quyết định tốt hơn. 

Giải pháp EPM thúc đẩy tự động hóa

Để giúp khách hàng hợp lý hóa hơn nữa việc lập kế hoạch và báo cáo tài chính, cải thiện khả năng tiếp cận vốn lưu động, thúc đẩy thanh toán và tự động hóa việc tuân thủ quy định, Oracle NetSuite đang nâng cao khả năng quản lý tài chính trên toàn bộ giải pháp và giới thiệu thêm giải pháp EPM, thanh toán trực tuyến và hóa đơn điện tử.

  • NetSuite Enterprise Performance Management (EPM): Một bộ giải pháp tài chính tích hợp toàn diện, kết nối việc lập kế hoạch tài chính và kế hoạch hoạt động, tự động hóa việc đối chiếu tài khoản, hợp lý hóa các quy trình đóng sổ và tăng cường báo cáo thuế cùng các báo cáo thuyết minh. Với NetSuite EPM, doanh nghiệp có thể tăng cường khả năng hiển thị dữ liệu, cải thiện khả năng ra quyết định và thúc đẩy tăng trưởng. 
  • NetSuite Capital: Một dịch vụ nhúng mới giúp doanh nghiệp cải thiện dòng tiền và giảm thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng (DSO). Với NetSuite Capital, doanh nghiệp có thể đẩy nhanh quá trình thanh toán và tăng vốn lưu động bằng cách xem xét, định giá và gửi hóa đơn từ các khoản phải thu để thanh toán ngay lập tức.
  • NetSuite Pay: Một giải pháp thanh toán trực tuyến mới được nhúng trong NetSuite giúp doanh nghiệp tăng tốc và đơn giản hóa quá trình đăng ký và onboard cho các tài khoản của người bán mới. Với NetSuite Pay, doanh nghiệp có thể tích hợp các giải pháp từ các nhà cung cấp giải pháp thanh toán với mức giá và chi phí được thương lượng trước để cải thiện tính đơn giản và minh bạch trong quá trình xử lý thanh toán. Versapay là đối tác đầu tiên hỗ trợ giải pháp mới này. 
  • NetSuite Electronic Invoicing: Giải pháp hóa đơn điện tử mới giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa thanh toán và thu tiền mặt, giảm chi phí và hợp lý hóa việc tuân thủ hóa đơn toàn cầu. Với giải pháp do Avalara cung cấp, doanh nghiệp có thể kết nối trực tiếp với mạng lưới quốc gia và quốc tế ngay tại NetSuite để tăng hiệu quả, giảm chi phí và giải quyết vấn đề tuân thủ các quy định về lập hoá đơn điện tử toàn cầu. 
  • NetSuite Transaction Line Distribution: Khả năng mới cung cấp tính năng phân chia một giao dịch đơn lẻ giữa các công ty con, phòng ban hoặc giữa các phân khúc khác một cách đơn giản, nhanh chóng và linh hoạt hơn. Với SuiteApp, các CFO và người kiểm soát có thể lập các mẫu phân phối dựa trên số lượng hoặc dựa trên tỷ lệ phần trăm được xác định trước và tự động hóa việc tạo mục nhật ký để cải thiện tốc độ và độ chính xác của các giao dịch và báo cáo tài chính.
  • NetSuite Benchmark 360: Công cụ mới giúp doanh nghiệp phân tích các số liệu tài chính và hoạt động vận hành quan trọng, đồng thời hiểu được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp tương tự trong ngành và khu vực. Với NetSuite Benchmark 360, doanh nghiệp sẽ có được insight cần thiết và những gợi ý đề xuất cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Oracle NetSuite ra mắt giải pháp quản lý Field Service

Để giúp doanh nghiệp đáp ứng những kỳ vọng thay đổi không ngừng của khách hàng và mang lại trải nghiệm khách hàng xuyên suốt, Oracle NetSuite cho ra mắt giải pháp quản lý Field Service mới cũng như các tính năng quản lý đăng ký và quản lý thương mại mới. 

  • Field Service Management: Việc cung cấp sản phẩm mới giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của hoạt động dịch vụ tại địa điểm và tăng sự hài lòng của khách hàng. Với tính năng quản lý Field Service của NetSuite, doanh nghiệp có thể cải thiện hoạt động liên lạc giữa các cơ sở bằng cách đơn giản hóa việc lập kế hoạch – điều phối, tự động hóa việc quản lý hàng tồn kho và tài sản doanh nghiệp, đồng thời tăng khả năng hiển thị dữ liệu tức thời.
  • SuiteCommerce MyAccount: Sản phẩm này hiện đã có sẵn ở US và UK, mục tiêu giúp các doanh nghiệp cải thiện khả năng tự phục vụ và quản lý tài khoản trực tuyến. Với SuiteCommerce MyAccount, khách hàng có thể thanh toán hóa đơn một cách nhanh chóng và dễ dàng, chuyển đổi báo giá trực tuyến thành đơn đặt hàng, quản lý đăng ký và thực hiện mua hàng lặp lại. 
  • NetSuite CPQ: Tính năng mới của NetSuite CPQ giúp doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng của mình các tùy chọn đăng ký. Với sự hỗ trợ đăng ký từ SuiteBilling trong NetSuite CPQ, doanh nghiệp có thể tăng cơ hội tạo ra doanh thu bằng cách cung cấp nhiều giải pháp dễ dàng tùy biến hơn cho khách hàng của mình.

Mô hình license mới

NetSuite đang triển khai và cho ra mắt mô hình license mới mà doanh nghiệp có thể cấp quyền riêng theo từng công việc cho nhân viên của mình, mà không cần mở quyền truy cập đầy đủ cho tất cả. Ví dụ: nhân viên kho chỉ cần quyền truy cập NetSuite để nhận, lưu kho, chọn hàng, còn nhân viên vận chuyển sẽ có quyền truy cập vào chức năng quản lý kho của NetSuite mà không cần cho phép truy cập tất cả các hoạt động khác. Trước tiên, tính năng này sẽ được triển khai cho NetSuite Warehouse Management, mô hình license mới này sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất bằng cách có thể cấp cho nhiều nhân viên hơn quyền truy cập vào NetSuite.

Cập nhập tin tức mới nhất về các giải pháp của Oracle NetSuite ứng dụng AI với Gimasys – Đối tác chính thức và chiến lược hàng đầu của Oracle NetSuite tại Việt Nam. 

Trải nghiệm thử hệ thống Oracle NetSuite hoàn toàn miễn phí.

Với kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và tư vấn chuyển đổi số, cùng việc triển khai thành công 550+ dự án công nghệ cho khách hàng trong và ngoài nước, Gimasys tự tin giúp khách hàng sử dụng được hiệu quả những công nghệ hiện đại nhất để tăng trưởng kinh doanh.

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua