• Tiếng Việt
  • English

Lập kế hoạch và Lịch trình

Trang chủ / Lập kế hoạch và Lịch trình

NetSuite cung cấp các công cụ giúp lên kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu và lên lịch sản xuất

Lập kế hoạch và Lịch trình thường được đi cùng nhau, việc hiểu được mối quan hệ giữa chúng và cách chúng tương tác là điều quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. NetSuite cung cấp chức năng hỗ trợ việc lập kế hoạch mua nguyên vật liệu một cách hiệu quả, sự bố trí của hàng tồn kho và lên lịch cho nhân viên, máy móc và xưởng trong quá trình sản xuất để đảm bảo việc giao hàng đúng thời gian. Nền tảng kinh doanh tích hợp chặt chẽ của NetSuite sẽ giúp doanh nghiệp tăng tối đa lợi nhuận và mức độ hài lòng của khách hàng.

Các tính năng

Dự báo nhu cầu sản xuất

Phân hệ Hoạch định nhu cầu của NetSuite cung cấp các phương thức khác nhau để tính toán và dự đoán nhu cầu dựa trên các nhu cầu lịch sử, cơ hội mới và dự báo bán hàng được nhập tự động hoặc thủ công. Doanh nghiệp có thể lên dự báo theo nhu cầu hàng tháng hoặc hàng tuần và tạo dự báo bằng cách sử dụng đường trung bình động, hồi quy tuyến tính hoặc tính toán trung bình theo mùa; ngoài ra, người dùng vẫn có thể xem xét và chỉnh sửa nhu cầu dự báo trước khi tiếp tục lập kế hoạch cung ứng. Bạn cũng có thể yêu cầu hệ thống tạo ra dự báonhu cầu dựa trên dự báo bán hàng.

Đặc điểm nổi bật:

  • Phân tích nhu cầu lịch sử
  • Sử dụng dự báo bán hàng
  • Nhập từ CSV, Web services.

Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

MRP là một trong những phương pháp tiêu chuẩn để cân bằng cung và cầu. Tính năng hoạch định nhu cầu của NetSuite cung cấp khả năng tính toán nhu cầu chính xác cho cho các Định mức nguyên vật liệu (BoM), kiểm tra lượng hàng tồn kho và mức độ an toàn, xem xét nhu cầu và phân tích nguồn cung trước khi tạo ra các đơn đặt hàng theo kế hoạch. Và tất cả được thực hiện trên nền tảng điện toán đám mây với chi phí tối thiểu.

  • Tận dụng sức mạnh của đám mây
  • Tạo kế hoạch sản xuất
  • Lập kế hoạch đa địa điểm

Hoạch định công suất

Lên lịch trình sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng để vận hành một hạ tầng sản xuất, nhưng cũng là một trong những yếu tố thường được thực hiện bên ngoài hệ thống vì sự phức tạp liên quan đến việc thực hiện nó một cách chính xác và rõ ràng. Công cụ lên lịch nâng cao có thể đảm bảo sự sẵn sàng của tài nguyên thích hợp nhất trong khi tạo mã lịch trình duy nhất cho phép thực hiện các kỹ thuật nâng cao.

  • Nhiều ràng buộc giúp cải tiến quy trình liên tục
  • Lên lịch theo mã code để xác định trình tự công việc cần hoàn thành
  • Cập nhật thời gian thực từ hệ thống điều hành sản xuất (MES)

Tìm hiểu thêm về Quản lý sản xuất của NetSuite

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua