• Tiếng Việt
  • English

Chúng ta đang ở giai đoạn đột phá số thức với sự thay đổi đến chóng mặt của công nghệ. Những doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô và phát triển hoạt động kinh doanh đều phải đối mặt với rất nhiều thách thức mới. Các mô hình và quy trình kinh doanh đang thay đổi mỗi ngày và ngày càng được hoàn thiện. Doanh nghiệp cần ứng dụng những công nghệ kỹ thuật số hiện đại để phục vụ cho những nhu cầu và thói quen thay đổi liên tục, đồng thời còn giúp tái định hình thị trường. Và doanh nghiệp cần chuyển đổi số để tận dụng công nghệ cũng như duy trì năng suất và hiệu suất làm việc.

Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể đối mặt với một số hạn chế và thách thức nếu như quá chú tâm vào triển khai giải pháp trên quy mô lớn và phức tạp khi vẫn chưa hoàn thiện kế hoạch chuyển đổi số, cũng như chưa “chín” về mặt tư duy và cách thức chuyển đổi số. Mặc dù bắt đầu nhanh chóng và dễ dàng nhưng quá trình đạt được kết quả sẽ không đơn giản như vậy bởi lẽ những vấn đề phát sinh trong khi triển khai và thích nghi với công nghệ số sẽ tăng lên, môi trường làm việc sẽ trở nên cứng nhắc và kém linh hoạt hơn trước.

Dù vậy, việc chuyển đổi số với NetSuite ERP trong hoạt động kinh doanh sẽ có thể hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và thách thức, miễn là doanh nghiệp có thể tối ưu hóa giải pháp này một cách phù hợp.

  • Thời gian đọc: 03 phút
  • Bài viết dành cho: Lãnh đạo và các cấp quản lý
  • Cần trợ giúp? LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi

Những thách thức khi doanh nghiệp chuyển đổi số

Tình hình tài chính, kinh doanh, cách vận hành là ba điểm cần quan tâm của mọi doanh nghiệp. Đây là những yếu tố mang đến cái nhìn toàn cảnh về hiệu suất của tổ chức. Tuy nhiên, hệ thống vận hành của doanh nghiệp có thể đã lỗi thời, không bắt kịp thời đại mới. Việc sử dụng những hệ thống ERP cũ sẽ khiến doanh nghiệp đánh mất những cơ hội phát triển.

Đa số doanh nghiệp đã từng tiêu tốn khá nhiều nguồn lực để tích hợp các phòng ban. Mục tiêu của họ là có được cái nhìn toàn diện, thống nhất về dữ liệu trên toàn doanh nghiệp. Do đó, hệ thống ERP cần tận dụng tối đa công nghệ kỹ thuật số để tối ưu dữ liệu.

Thay đổi là việc cần thiết, bởi mô hình kinh doanh, thị trường và công nghệ liên tục thay đổi. Cách tốt nhất để thích nghi với sự thay đổi là tự động hóa mọi quy trình kinh doanh.

NetSuite ERP có thể giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thế nào?

NetSuite cung cấp một nền tảng tích hợp đầy đủ từ ERP đến CRM và Thương mại điện tử. Từ năm 1999, NetSuite trở thành nền tảng đám mâ duy nhất cho phép nhiều người sử dụng. Hệ thống NetSuite giúp tự động hóa các chức năng chính, thống nhất dữ liệu và giảm tối đa rủi ro đến từ sự can thiệp của con người.

NetSuite ERP thuộc top 10 hệ thống quản lý tài chính ưu việt nhất toàn cầu 03 năm liên tiếp. Theo Gartner, NetSuite ERP là nhà cung cấp Cloud ERP tốt nhất trong 15 nhà cung cấp FMS hàng đầu.

Điều này khiến NetSuite ERP trở thành giải pháp hàng đầu về tài chính và kế toán cho doanh nghiệp. Nhờ NetSuite ERP, rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công. Với nguồn lực công nghệ thiết yếu từ NetSuite ERP, doanh nghiệp có thể liên cải thiện mô hình kinh doanh và quy trình nội bộ của mình.

NetSuite ERP giúp doanh nghiệp vận hành tốt hơn

Sức mạnh của NetSuite nằm ở khả năng thống nhất mọi dữ liệu từ các bộ phận và hệ thống. Đồng thời, NetSuite có thể tự động hóa các quy trình kinh doanh quan trọng. Với hệ thống ERP nền tảng đám mây linh hoạt, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh các tính năng để thích ứng với các quy trình kinh doanh cụ thể của mình. NetSuite có thể tự động hóa hầu như toàn bộ quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như: quản lý tài chính, đơn hàng, quản lý hàng tồn kho và thanh toán.

NetSuite có thể tích hợp tất cả các chức năng của một tổ chức.

Lợi thế của NetSuite nằm ở sự tích hợp đa tính năng, bao gồm CRM, E- Commerce, v.v. Hơn thế, các quy trình cả trong và ngoài công ty được liên kết trên một nền tảng duy nhất. Điều này cùng khả năng tự động hóa của NetSuite làm giảm đáng kể nguy cơ xảy ra rủi ro.

NetSuite giúp tối ưu hiệu năng, quản lý chi phí, hợp lý hóa các quy trình và loại bỏ những báo cáo thủ công.

Với sự hỗ trợ của NetSuite, doanh nghiệp sẽ sẵn sàng để chuyển đổi và phát triển. Điều này tiết kiệm rất nhiều thời gian và giúp cải thiện kinh doanh toàn doanh nghiệp. Với NetSuite ERP, nỗi trăn trở về việc phải quản lý nhiều ứng dụng cùng các thách thức khi phải tích hợp và cập nhật hệ thống sẽ được loại bỏ.

Khả năng hiển thị thời gian thực và cái nhìn 360 độ

Để có thể đưa ra quyết định chính xác, doanh nghiệp cần nắm rõ mọi dữ liệu. Nếu không đủ thông tin cần thiết, khả năng đưa ra những quyết định sai lầm sẽ cao hơn. Điều này dẫn tới phát sinh những chi phí không đáng có. NetSuite ERP cung cấp dashboard theo thời gian thực, giúp doanh nghiệp có cái nhìn đa chiều từ nhiều nguồn dữ liệu. Những dữ liệu này luôn được cập nhật thường xuyên và có thể truy cập từ mọi nơi, mọi lúc.

Với tính năng này, nhân viên có thể dành nhiều thời gian hơn để phân tích dữ liệu. Đồng thời, với cấu trúc thống nhất hỗ trợ thương mại đa kênh, NetSuite mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bởi họ kiểm soát được tốt hơn quá trình kinh doanh của mình.

Chi phí CNTT thấp hơn

NetSuite ERP được vận hành dựa trên nền tảng đám mây, chính vì vậy bạn sẽ không cần phải chi quá nhiều cho đội hỗ trợ IT hay cơ sở hạ tầng phần cứng. Nhiều ứng dụng sẽ trở nên thừa thãi vì hầu như các bộ phận có thể vận hành chỉ trên một hệ thống ERP duy nhất của NetSuite và việc cập nhật hệ thống tương đối dễ dàng.

Chi phí hợp lý

Doanh nghiệp dù thuộc bất kỳ ngành nghề hay quy mô nào cũng có thể triển khai NetSuite ERP. Hệ thống NetSuite ERP với nhiều tính năng phong phú đảm bảo rằng chi phí cho NetSuite sẽ phù hợp với quy mô doanh nghiệp của bạn. Thời gian đầu, khoản đầu tư ban đầu sẽ chưa thể sinh lời, nhưng tỷ lệ lợi nhuận thu lại sau đầu tư sẽ cao hơn khi các chi phí được cắt giảm nhờ phương pháp tích hợp.

 

Tại sao Doanh nghiệp nên bắt đầu hành trình chuyển đổi số với NetSuite ERP?

Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu với doanh nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp cần hiện đại hóa quy trình kinh doanh. Hệ thống ERP chính là công cụ quan trọng để đạt được mục tiêu này. ERP là nền tảng đảm bảo cho sự thành công của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Nhờ những tính năng và lợi ích vượt trội của mình, ERP có thể giúp doanh nghiệp số hóa, tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Từ đó, mọi hoạt động được kết nối, mang lại cái nhìn tổng quan, xuyên suốt hơn.

NetSuite với giải pháp ERP toàn diện đã được nhiều doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và trên thế giới tin tưởng lựa chọn là công cụ giúp chuyển đổi số thành công. Với nền tảng đám mây (cloud-based), NetSuite ERP có được khả năng linh hoạt trong mọi hoạt động. Nhóm các chuyên gia của NetSuite đã tùy chỉnh, tích hợp, triển khai và quản lý thành công các giải pháp của hệ thống ERP này cho hàng nghìn khách hàng trong nhiều năm qua.

 

Nếu bạn cần tư vấn Chuyển đổi số với NetSuite ERP, Gimasys – đối tác triển khai của Oracle NetSuite ERP tại Việt Nam – rất sẵn lòng đồng hành cùng bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi tại form bên dưới NGAY HÔM NAY!

Với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai Oracle NetSuite, Gimasys đã xây dựng được một đội ngũ gần 20 chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về giải pháp. Sở hữu hơn 50 chứng chỉ Oracle, tỉ lệ khách hàng hài lòng sau triển khai là 98% – các chuyên gia về NetSuite của Gimasys cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong lộ trình phát triển và đổi mới. Đây là lý do vì sao Gimasys hiện là một trong những đối tác hàng đầu và đáng tin cậy của Oracle NetSuite tại Việt Nam.

Khép lại chuỗi sự kiện NetSuite Now On Air 2020 đầy ấn tượng, diễn ra trong 03 ngày với hơn 16 phiên thảo luận, cùng sự góp mặt của nhiều diễn giả, khách tham dự đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng Gimasys nhìn lại hành trình trải nghiệm ứng dụng cloud ERP vào doanh nghiệp trong NetSuite Now On Air 2020.

NetSuite Now On Air 2020: Những chủ đề “chạm” đến nỗi trăn trở của doanh nghiệp

Ngày nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và bán lẻ đang gặp thách thức trong việc vận hành chuỗi cung ứng đang ngày càng trở nên phức tạp, cùng với đó là điều kiện thị trường thay đổi nhanh chóng, kỳ vọng của khách hàng, đồng thời cần phải liên đổi mới và duy trì lợi thế cạnh tranh. Theo nghiên cứu, chi phí dành cho chuỗi cung ứng sẽ chiếm từ 30 – 60% giá bán của các sản phẩm hàng tiêu dùng, vì thế việc xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ tạo ra cơ hội đầu tư mới cho doanh nghiệp.

Chia sẻ tại phiên thảo luận “Improving Your Supply Chain Agility”, ông Bruce Fitzgerald – Giám đốc điều hành Extel Technologies cho biết: “Tối ưu hóa cost-driver trong chuỗi cung ứng là yếu tố quyết định rất nhiều đến sự thành công của doanh nghiệp. Để tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh, ngoài việc xây dựng quy trình Chuỗi cung ứng chuẩn, doanh nghiệp cần việc áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao khả năng quản lý chuỗi cung ứng”. Ngoài ra, phiên thảo luận cũng nêu bật được tầm quan trọng, lợi ích của chuỗi cung ứng hiện đại, cũng như gợi mở ra phương pháp xây dựng hệ thống cung ứng để luôn thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường.

Trải nghiệm khách hàng dù tốt đến đâu cũng có thể bị phủ nhận ngay lập tức doanh nghiệp không thể phân phối sản phẩm một cách chính xác và nhanh chóng. Đến thời điểm hiện tại, vẫn đang có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động với một quy trình quản lý kho thủ công, hỗn loạn và kém hiệu quả. “Optimising Your Warehouse Operations and Eliminate Manual Processes” – phiên thảo luận nhận được rất nhiều những chia sẻ từ khách hàng của NetSuite, cách họ xác định nhu cầu quản lý kho (WMS), cách tối ưu hóa hoạt động kho hàng, loại bỏ các quy trình thủ công, giúp điều hành kho hàng hiệu quả hơn và giảm thiểu chi phí không cần thiết.

 

Trải nghiệm khách hàng đa kênh kết hợp ứng dụng Cloud ERP

Steve Jobs đã từng nhận xét: “Bạn phải bắt đầu với trải nghiệm khách hàng và đi ngược về công nghệ, không phải hướng ngược lại”. “Trải nghiệm khách hàng” là khái niệm mới nhưng rất phù hợp với bối cảnh hiện tại. Cách mạng công nghệ nối tiếp đã khẳng định sự quan trọng và không thể thiếu của yếu tố khiến trải nghiệm khách hàng trong chiến lược cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. 

Nhìn lại hành trình trải nghiệm ứng dụng cloud ERP vào doanh nghiệp
Nhìn lại hành trình trải nghiệm ứng dụng cloud ERP vào doanh nghiệp

Tại chuỗi sự kiện NetSuite Now On Air năm nay, CRM được nhìn dưới góc độ vĩ mô và chiến lược hơn khi kết hợp ứng dụng Cloud ERP, mang đến cho doanh nghiệp góc nhìn 360 độ về khách hàng, giúp tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Với NetSuite CRM, các doanh nghiệp có thể mang lại trải nghiệm đặc biệt trong suốt vòng đời của khách hàng; từ quản lý khách hàng tiềm năng đến bán hàng và hỗ trợ sau bán.

Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của môi trường công nghệ số đã dẫn đến sự phát triển đáng kinh ngạc của hoạt động mua sắm trực tuyến đã và thị trường bán lẻ. Tại phiên thảo luận “Doubling Down on eCommerce” đã mang đến một bức tranh toàn cảnh về tiếp cận chiến lược Truyền thông số (Digital Strategy) cũng như cách SuiteCommerce Advanced – giải pháp thương mại điện tử của Oracle NetSuite, giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng, tại cửa hàng và trực tuyến.

 

Cloud ERP – chìa khóa mở ra tương lai công nghệ mới

2020 là một năm nhiều biến động với đại dịch COVID-19, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bài toán đặt ra cho các nhà quản lý là làm thế nào vừa vận hành doanh nghiệp, vừa đảm bảo nguồn lực mà vẫn có thể hoạt động theo đúng các mục tiêu đã đề ra. Trong khi hệ thống dữ liệu ngày càng nhiều, hạ tầng công nghệ on-premise không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, thì “move to cloud” là một yếu tố tất yếu. Đặc biệt, ERP trên nền tảng điện toán đám mây sẽ ngày càng phát triển nhanh và mạnh hơn nữa. 

Trái ngược với on-premise ERP, Cloud ERP cho phép doanh nghiệp truy cập vào hệ thống thông qua môi trường internet mà không cần đến cơ sở hạ tầng máy chủ. Với hệ thống tính năng phù hợp với các yêu cầu đặc thù của các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, Cloud ERP giúp tiết kiệm chi phí và mang lại những khả năng thiết thực trong việc đầu tư phát triển cũng như quản lý doanh nghiệp. Có thể nói, Cloud ERP là chìa khóa mở ra tương lai công nghệ cho các doanh nghiệp trong năm 2021. Hiện nay, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp đối với các hệ thống ERP dựa trên đám mây đang liên tục tăng nhờ khả năng truy cập và phân tích lượng lớn dữ liệu theo thời gian thực của chúng. 

Oracle NetSuite Cloud ERP là hệ thống Cloud ERP hàng đầu trên thị trường nhờ những hệ thống chức năng, tiện ích và tính ổn định.

Để tìm hiểu thêm về những lợi ích vượt trội của Oracle NetSuite Cloud ERP được chia sẻ trong sự kiện NetSuite Now On Air 2020, hãy LIÊN HỆ với Gimasys – Đối tác triển khai của Oracle NetSuite tại Việt Nam – để được tư vấn ngay hôm nay.

Theo ước tính, 60 – 70% các dự án triển khai giải pháp ERP trong Doanh nghiệp gặp thất bại. Thống kê này thực sự là một hồi chuông báo động cho các doanh nghiệp đang hướng đến việc triển khai ERP. 

NetSuite Cloud ERP là giải pháp nền tảng đám mây số 1 thế giới với hơn 22.000 tổ chức trên toàn cầu đang sử dụng, cung cấp giải pháp ERP mạnh mẽ, khả năng hiển thị dữ liệu theo thời gian thực, quản lý kho hàng, lập kế hoạch tài chính, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý đơn hàng và nhiều hơn thế. Việc lựa chọn NetSuite ERP có thể là một tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng. Mặc dù triển khai NetSuite không phải là điều đơn giản, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã từng triển khai cho thấy quy trình này đơn giản hơn nhiều so với các phần mềm ERP khác.

  • Thời gian đọc: 03 phút
  • Bài viết dành cho: Lãnh đạo và các cấp quản lý
  • Cần trợ giúp? LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi

Để triển khai thành công NetSuite ERP, doanh nghiệp cần lên kế hoạch về các lĩnh vực sau:

  • Kế hoạch dự án 
  • Thay đổi cách thức quản lý 
  • Chuyển đổi dữ liệu 
  • Thử nghiệm 
  • Đào tạo
  • Hỗ trợ 

Lên kế hoạch dự án

Để thực hiện một dự án ERP thành công đòi hỏi một kế hoạch hành động kỹ lưỡng. Doanh nghiệp cần cân nhắc giữa các lựa chọn, dù là quyết định làm việc với đối tác của NetSuite hay tự triển khai NetSuite, thì điều quan trọng là phải có phương pháp triển khai đúng hướng. Phương pháp của Gimasys là một kế hoạch gồm 5 bước: 

  • Bắt đầu
  • Phân tích
  • Định cấu hình
  • Triển khai
  • Tối ưu hóa

Thay đổi cách thức quản lý

Đảm bảo rằng toàn bộ đội ngũ nhân viên chấp nhận thay đổi khi triển khai Netsuite là điều rất quan trọng. Điều cần thiết đầu tiên là sự tham gia và hỗ trợ dự án từ ban điều hành công ty.

Ngoài sự tham gia của ban điều hành, doanh nghiệp cần đảm bảo sự tham gia của các thành viên. Bao gồm chuyên gia giải quyết vấn đề nội bộ, đội ngũ IT và dự án trưởng. Dự án trưởng phải là người quản lý nhiệt tình, năng động và có khả năng ra quyết định.

Doanh nghiệp cần đảm bảo sự giao tiếp được duy trì thường xuyên và xuyên suốt quá trình triển khai. Đảm bảo toàn bộ doanh nghiệp hiểu rõ mục tiêu cốt lõi của việc triển khai ERP. Khi dự án đã ổn định hơn, doanh nghiệp cần cập nhập thông tin liên tục cho nhân viên về các quyết định trong quy trình kinh doanh.

Cách để Doanh nghiệp triển khai NetSuite ERP thành công
Cách để Doanh nghiệp triển khai NetSuite ERP thành công

Chuyển đổi dữ liệu

Khi doanh nghiệp đã lựa chọn được hệ thống ERP phù hợp nhất với nhu cầu của mình, việc chuẩn bị cần được tiến hành trước khi dự án đi vào hoạt động. Doanh nghiệp cần chỉ định một nhóm chuyên hỗ trợ việc kiểm kê lại các dữ liệu hiện có.

Nếu các dữ liệu có trong hệ thống hiện tại của doanh nghiệp là một “đống lộn xộn” với nhiều định dạng và bị thiếu thông tin, hãy dọn dẹp lại, tìm lỗi và sửa những dữ liệu này trước khi bắt đầu triển khai. Hoàn thành điều này trước khi bắt đầu triển khai NetSuite sẽ giảm thiểu những thay đổi, chậm trễ trong quá trình di chuyển dữ liệu, giúp dự án đi đúng hướng, trong thời gian quy định.

Thử nghiệm

Thử nghiệm luôn đem lại nhiều lợi ích:

  • Kiểm tra các quy trình kinh doanh, đảm bảo mọi thứ đều hoạt động ổn định
  • Đảm bảo mọi chức năng trong hệ thống đều hoạt động bình thường trước khi dự án đi vào hoạt động (go-live)
  • Sử dụng NetSuite như một công cụ giúp đào tạo người dùng 

Đào tạo

Để nhân viên có thể làm tốt công việc của họ, hãy cung cấp cho họ những gì họ cần!

Với phương pháp đào tạo về NetSuite bằng một mô hình toàn diện tập trung vào đào tạo cá nhân cũng như người dùng cuối, đảm bảo tất cả người dùng cuối (end user) đều được đào tạo đầy đủ, tạo sự hài lòng đối với tất cả nhân viên.

Hỗ trợ

Dù quy trình triển khai NetSuite ERP có trơn tru đến đâu cũng không thể tránh được những vấn đề phát sinh, vậy nên lập một kế hoạch hỗ trợ sau triển khai là điều rất quan trọng. Doanh nghiệp khi gặp vấn đề cần phải biết nên liên hệ với ai và bằng cách nào, cũng như hướng đến tối ưu hóa và bổ sung thêm vào các chức năng. Một chiến lược hỗ trợ rõ ràng được phổ biến cho tất cả các đội ngũ của doanh nghiệp có thể giúp các hoạt động trở nên dễ dàng hơn và giảm bớt căng thẳng, áp lực công việc.

 

LIÊN HỆ NGAY với Gimasys, đối tác triển khai của Oracle NetSuite ERP tại Việt Nam, ở form bên dưới để được tư vấn chi tiết về triển khai NetSuite ERP trong Doanh nghiệp.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai Oracle NetSuite, Gimasys đã xây dựng được một đội ngũ gần 20 chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về giải pháp. Sở hữu hơn 50 chứng chỉ Oracle, tỉ lệ khách hàng hài lòng sau triển khai là 98% – các chuyên gia về NetSuite của Gimasys cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong lộ trình phát triển và đổi mới. Đây là lý do vì sao Gimasys hiện là một trong những đối tác hàng đầu và đáng tin cậy của Oracle NetSuite tại Việt Nam.

Hiện nay, giải pháp ERP trên nền tảng đám mây được thiết kế để hỗ trợ cho tất cả doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Với hệ thống ERP đa người dùng (multi-tenant), doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ dựa trên quy mô và nhu cầu của họ. Do đó, doanh nghiệp có thể yên tâm mở rộng, phát triển kinh doanh, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng sẵn có mà không phải lo lắng về các khoản đầu tư tốn kém vào phần cứng, phần mềm, bảo mật, sao lưu, khắc phục sự cố hoặc các chi phí liên quan khác.

Một trong những mối quan tâm lớn của doanh nghiệp khi triển khai giải pháp ERP trên nền tảng đám mây là vấn đề bảo mật. Thông thường, nhiều doanh nghiệp cho rằng tự mình sở hữu dữ liệu và thiết bị sẽ tránh được tối đa khả năng bị xâm phạm, đánh cắp. Tuy nhiên, các nghiên cứu và khảo sát gần đây cho thấy các giải pháp ERP cho doanh nghiệp trên nền tảng đám mây (cloud-based) hiện nay an toàn hơn nhiều so với các hệ thống truyền thống (on-premise systems).

Với Oracle NetSuite, bảo mật tiêu chuẩn hàng đầu thế giới là yếu tố cần thiết để duy trì niềm tin người dùng dẫn đầu thị thường. NetSuite thường xuyên tung ra các bản cập nhật bảo mật trên toàn bộ hệ thống, đảm bảo khách hàng luôn được sử dụng bản cập nhật bảo mật mới nhất. Ngoài ra, với những tiến bộ vượt bậc trong hệ thống bảo mật, sẽ rất khó để hacker thâm nhập vào các lớp bảo mật để truy cập vào máy chủ trong cơ sở hạ tầng đám mây.

Trên thực tế, doanh nghiệp dễ bị tấn công hơn bởi các mối đe dọa từ trong nội bộ doanh nghiệp và các vi phạm bảo mật liên quan đến nhân viên. Các chính sách bảo mật lỏng lẻo có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ hệ thống nào dù đó là hệ thống on-premise hay hệ thống nền tảng đám mây.

  • Thời gian đọc: 05 phút
  • Bài viết dành cho: Lãnh đạo và các cấp quản lý
  • Cần trợ giúp? LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi

Mức độ bảo mật của Oracle NetSuite ERP

Oracle NetSuite hiểu rõ các thách thức trong vấn đề bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Oracle NetSuite đưa ra các phương pháp để giải quyết theo 4 cấp độ khác nhau. Tất cả đều đạt các tiêu chuẩn bảo mật cao nhất cũng như đáp ứng một loạt các tiêu chuẩn kiểm toán và bảo mật, bao gồm SSAE 16 (SOC 1), PCI-DSS và khung pháp lý Safe Harbor của Hoa Kỳ – Liên minh Châu Âu. Ngoài ra, Oracle NetSuite đã mô hình hóa các quy trình quản lý rủi ro và bảo mật theo Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Quốc gia (NIST) và loạt tiêu chuẩn ISO 27000. Vì vậy, dữ liệu hoàn toàn được bảo mật trong nền tảng điện toán đám mây của Oracle NetSuite ERP.

NetSuite giải quyết vấn đề bảo mật theo bốn mục chính:

  • Bảo mật mạng vật lý
  • Bảo mật trung tâm dữ liệu
  • Bảo mật cơ sở dữ liệu
  • Bảo mật ứng dụng

Bảo mật mạng vật lý

NetSuite chủ động giám sát hệ thống vào mọi thời điểm, thông qua việc sử dụng các hệ thống phát hiện xâm nhập hiện đại. Ví dụ như chứng nhận cao nhất trong ngành về an ninh mạng của Hiệp hội Chứng nhận Bảo mật Hệ thống Thông tin Quốc tế (International Information Systems Security Certification Consortium).

Điểm nổi bật: 

  • Giám sát an ninh liên tục thông qua nhiều hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS).
  • Quét thông tin của các bên liên kết và kiểm tra thâm nhập.
  • Được chứng nhận CISSP bởi Tổ chức Chứng nhận Bảo mật Hệ thống Thông tin Quốc tế (ISC2).
  • Được chứng nhận bởi Cục Công nghiệp và An ninh Hoa Kỳ, Bộ phận Tuân thủ Mã hóa Xuất khẩu của Bộ Thương mại.
Hệ thống bảo mật của NetSuite ERP liệu có đáng tin cậy?
Hệ thống bảo mật của NetSuite ERP liệu có đáng tin cậy?

Bảo mật trung tâm dữ liệu

Trung tâm dữ liệu NetSuite Cloud ERP có cơ sở bảo vệ vũ trang và camera giám sát 24/24. Do đó, mọi hoạt động ra vào trung tâm và các điểm truy cập đều được kiểm soát. Ngoài ra, cơ sở trung tâm luôn yêu cầu đảm bảo tất cả thủ tục ra vào trung tâm.

Hơn nữa, NetSuite đảm bảo Quản lý Truy cập Vật lý bằng các hệ thống hiện đại nhất. Ví dụ như nhận dạng sinh trắc học, thẻ truy cập nhận diện khuôn mặt (Photo ID), v.v. Thêm vào đó, Single-person portals, bẫy an ninh T-DAR và các cửa ra vào đều được gắn báo động. Các cửa sổ cũng đều được làm bằng vật liệu bảo vệ chống đạn đạo xếp hạng UL.

Cuối cùng, NetSuite tuân thủ theo Nguyên tắc Quyền hạn Tối thiểu (POLA), chỉ trao cho nhân viên những đặc quyền cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

Điểm nổi bật: 

  • Mặt bằng cơ sở được bảo vệ hoàn toàn
    • Luôn có nhân viên bảo vệ giám sát tất cả các báo động và hoạt động truy cập.
    • Đảm bảo mọi hoạt động ra vào trung tâm đều được tuân thủ đúng trình tự.
  • Quản lý quyền truy cập vật lý 
    • Thẻ ra vào có ảnh ID và hệ thống nhận dạng sinh trắc học.
    • Tất cả các cửa bên ngoài trung tâm đều được làm bằng vật liệu chống đạn xếp hạng UL.
  • Tách biệt quyền hạn
    • Tuân theo Nguyên tắc Quyền hạn Tối thiểu (POLA), chỉ trao cho nhân viên những đặc quyền cần thiết để làm nhiệm vụ.

Bảo mật cơ sở dữ liệu

Có thể nói, truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu NetSuite ERP là điều không thể. Netsuite có ba lớp bảo mật tách biệt dữ liệu khỏi hệ thống, chỉ người dùng có đặc quyền mới được phép truy cập. Khi phải chuyển những dữ liệu nhạy cảm (ví dụ như số thẻ tín dụng), NetSuite sử dụng mã hóa “One Way Hash” – hàm mã hóa một chiều hay còn gọi là giải thuật đồng hóa thông tin.

Điểm nổi bật:

  • Không cấp quyền truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu
  • 3 lớp tách biệt dữ liệu khỏi ứng dụng NetSuite
  • Mã hóa 1 chiều dành cho những dữ liệu nhạy cảm

Bảo mật ứng dụng

NetSuite Cloud ERP bảo mật ứng dụng thông qua nhiều kỹ thuật khác nhau. Trong đó bao gồm kiểm soát quyền truy cập ứng dụng thông qua các đặc quyền của người dùng. Điều này đảm bảo các truy cập đến NetSuite đều từ địa chỉ IP doanh nghiệp cho phép. Ngoài ra, NetSuite cung cấp mã hóa 128-bit mạnh mẽ cho tất cả dữ liệu ra – vào hệ thống.

Thêm vào đó, NetSuite cũng cung cấp cho doanh nghiệp khả năng xác thực 2 yếu tố trong trường hợp doanh nghiệp muốn tăng cường bảo mật hơn nữa.

Điểm nổi bật:

  • Quyền truy cập theo vai trò và ngắt kết nối những tài khoản không còn hoạt động
  • Ghi đầy đủ nhật ký kiểm tra
  • Tìm kiếm và Báo cáo
  • Mã hóa 128-bit mạnh mẽ
  • Quyền truy cập dành riêng cho ứng dụng
  • Giới hạn địa chỉ IP
  • Chính sách mật khẩu mạnh
  • Xác thực hai yếu tố

Gimasys hy vọng bài viết này hữu ích trong việc giải đáp những thắc mắc của doanh nghiệp về bảo mật của NetSuite ERP trên nền tảng đám mây. Hãy LIÊN HỆ NGAY với Gimasys, đối tác triển khai của Oracle NetSuite ERP tại Việt Nam, ở form bên dưới để được tư vấn chi tiết về giải pháp NetSuite ERP dành cho Doanh nghiệp.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai Oracle NetSuite, Gimasys đã xây dựng được một đội ngũ gần 20 chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về giải pháp. Sở hữu hơn 50 chứng chỉ Oracle, tỉ lệ khách hàng hài lòng sau triển khai là 98% – các chuyên gia về NetSuite của Gimasys cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong lộ trình phát triển và đổi mới. Đây là lý do vì sao Gimasys hiện là một trong những đối tác hàng đầu và đáng tin cậy của Oracle NetSuite tại Việt Nam.

Đối với nhiều doanh nghiệp, quản lý kho hàng hiệu quả là một thách thức lớn. Thông thường, việc theo dõi và quản lý số lượng hàng tồn kho được coi là công việc đơn giản. Việc này không tiêu tốn quá nhiều chi phí và nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có khối lượng hàng lớn thì quản lý kho hàng không hề dễ dàng.

Ngoài việc theo dõi, kiểm tra số lượng sản phẩm, họ còn phải lập kế hoạch sử dụng sản phẩm theo từng thời điểm, dự đoán số lượng hàng hóa thừa hay thiếu, dự đoán nhu cầu hàng hóa khi thực hiện các chiến dịch marketing hay cung cấp thông tin cần thiết cho báo cáo tài chính. Để kiểm soát chặt chẽ lượng hàng tồn kho, Doanh nghiệp sẽ cần đến một Hệ thống Quản lý Kho hàng hiệu quả.

  • Thời gian đọc: 03 phút
  • Bài viết dành cho: Lãnh đạo và các cấp quản lý
  • Cần trợ giúp? LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi

Hệ thống quản lý kho hàng hiệu quả NetSuite WMS

Hệ thống quản lý kho hàng NetSuite WMS cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động thường ngày trong kho bằng cách sử dụng các phương pháp hàng đầu trong ngành – bao gồm quy trình chọn và đóng gói thông minh, quét mã vạch cầm tay, đếm chu kỳ và tích hợp với hệ thống vận chuyển.

NetSuite WMS còn có thể hướng dẫn người dùng thực hiện các tác vụ quan trọng – từ nhận và lưu trữ hàng hóa, đến chọn và vận chuyển chúng – theo cách hiệu quả nhất. Khi hàng hóa được xử lý ở trong kho, từng giao dịch sẽ được cập nhật tự động trong hệ thống theo thời gian thực.

Bằng cách sử dụng giải pháp quản lý kho hàng hiệu quả như NetSuite Warehouse Management Software (NetSuite WMS), doanh nghiệp có thể cải thiện năng suất, giảm chi phí vận hành và quản lý nguồn nhân lực hiệu quả, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Được xây dựng dựa trên nền tảng đám mây, NetSuite với khả năng mở rộng và tích hợp vượt trội của mình sẽ đáp ứng hoàn hảo mọi nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

 

NetSuite WMS là gì?

NetSuite WMS là một hệ thống quản lý kho hàng có thể mở rộng, là một phần của nền tảng NetSuite dựa trên đám mây. Nền tảng này cũng lưu trữ các hệ thống NetSuite khác như NetSuite ERP, CRM, thương mại điện tử và tự động hóa dịch vụ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, NetSuite WMS là một hệ thống quản lý kho hàng được NetSuite thiết kế riêng cho các hoạt động quản lý kho và phân phối.

NetSuite WMS cung cấp các tính năng quản lý kho hàng tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí vận hành kho như: quản lý hàng tồn kho, quản lý chi phí, tích hợp vận chuyển và hoàn thiện đơn hàng cũng như quản lý mua hàng và nhà cung cấp.

Các tính năng của NetSuite WMS

NetSuite WMS có thể giúp doanh nghiệp đơn giản hóa hoạt động quản lý kho và hoạt động phân phối.

Các tính năng chính của NetSuite WMS bao gồm:

  • Quét mã vạch
  • Thiết bị cầm tay RF / Di động không dây
  • Quản lý sóng nâng cao
  • Người dùng tự xác định chiến lược nhận và chọn hàng (Putaway and Pick)
  • Hệ thống nhận và chọn hàng (Putaway and Pick)
  • Đặt hàng, phân loại, bốc dỡ theo mẻ và theo khu vực
  • Linh động trong việc bổ sung và chọn hàng nhanh
  • Đếm chu kỳ (Cycle Counting)
  • Đánh số lô với FIFO & FEFO
  • Theo dõi thời hạn sử dụng và hết hạn của lô hàng 
  • Theo dõi số sê-ri
  • Cho phép tạo nhiều mã UPC
  • Tích hợp thông báo trước khi vận chuyển
  • In danh sách và dán nhãn GS1
  • Theo dõi kho hàng với giấy phép
  • Hỗ trợ sắp xếp, bố trí hàng hóa trong kho hàng
  • Đơn đặt hàng công việc và lắp ráp
  • Báo cáo năng suất lao động
  • Dashboard của kho hàng

 

Lợi ích của NetSuite WMS

NetSuite WMS sở hữu các tính năng hàng đầu trong ngành Phân phối – Bán buôn như:

  • Quét mã vạch RF di động,
  • Lập kế hoạch,
  • Quản lý kho hàng…

NetSuite WMS giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả bằng cách cải thiện quy trình làm việc. NetSuite WMS cũng cải thiện ROI cho các kho hàng ở mọi quy mô, độ phức tạp nào.

  • Giảm chi phí phân phối: Tiết kiệm không gian ở kho hàng, giảm chu kỳ, chi phí lao động, chi phí phân phối và cải thiện ROI
  • Tăng sự hài lòng của khách hàng: Giảm lỗi vận chuyển, tăng tỷ lệ hoàn thành đơn hàng cũng như độ chính xác của quá trình hoàn hiện đơn để nâng cao sự hài lòng khách hàng.
  • Cải thiện hoạt động: Người dùng được cung cấp quyền truy cập theo thời gian thực vào các giao dịch, số lượng hàng tồn kho và nâng cao khả năng theo dõi kho hàng.

 

Để tìm hiểu thêm về cách NetSuite WMS thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp ngành Phân phối – Bán buôn, hãy LIÊN HỆ với Gimasys – đối tác triển khai của Oracle NetSuite ERP tại Việt Nam ở form bên dưới NGAY HÔM NAY!

Với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai Oracle NetSuite, Gimasys đã xây dựng được một đội ngũ gần 20 chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về giải pháp. Sở hữu hơn 50 chứng chỉ Oracle, tỉ lệ khách hàng hài lòng sau triển khai là 98% – các chuyên gia về NetSuite của Gimasys cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong lộ trình phát triển và đổi mới. Đây là lý do vì sao Gimasys hiện là một trong những đối tác hàng đầu và đáng tin cậy của Oracle NetSuite tại Việt Nam.

Qua bài viết này, bạn sẽ hiểu lý do tại sao người dùng gọi NetSuite là giải pháp Cloud ERP tốt nhất, là hệ thống tiên phong hàng đầu cho các doanh nghiệp khi họ tìm kiếm một giải pháp để điều hành kinh doanh, ERP và hoạt động thương mại đa kênh trên nền tảng đám mây.

  • Thời gian đọc: 03 phút
  • Bài viết dành cho: Lãnh đạo và các cấp quản lý
  • Cần trợ giúp? LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi

Những hệ thống lỗi thời kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp

Các hệ thống công nghệ lỗi thời thường thiếu tính kết nối giữa các dữ liệu. Điều này làm giảm tính hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó, doanh nghiệp sẽ  tốn thêm nhân lực để xử lý, hoàn thành các đầu việc thủ công.

Theo một nghiên cứu của Hitachi Consulting, đa số người tham gia khảo sát cho các hệ thống cũ này làm giảm năng suất, tăng chi phí và cản trở doanh nghiệp phát triển. Báo cáo cũng chỉ ra kết quả khảo sát về hệ thống này với các chuyên gia IT. ⅓ trong 100 IT leaders này cho rằng hệ thống cũ kìm hãm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng doanh nghiệp, NetSuite đã cho ra đời bộ tính năng nền tảng cloud. Với nền tảng này, doanh nghiệp có thể tăng tính cạnh tranh với chi phí thấp hơn đáng kể. Thêm vào đó, họ thể hợp lý hóa và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh với NetSuite ERP.

NetSuite là giải pháp kinh doanh nền tảng đám mây hàng đầu trong 2 năm liên tiếp, theo bình chọn của Gartner.

Theo báo cáo năm 2019 của Gartner, NetSuite được xếp hạng là nền tảng quản trị tài chính bằng hệ thống đám mây hàng đầu thị trường, được thiết kế dành cho các doanh nghiệp vừa và lớn.

Điều này có nghĩa là:

  • NetSuite dẫn đầu thị trường cung cấp các giải pháp phần mềm Cloud ERP
  • NetSuite là hệ thống duy nhất có thể phục vụ mọi doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, mọi khu vực
  • Số lượng khách hàng tin tưởng hệ thống tài chính của NetSuite nhiều hơn bất kỳ giải pháp nào khác

NetSuite luôn đồng hành cùng khách hàng trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Trong năm 2019, NetSuite đã đạt được những tăng trưởng vượt bậc. Ví dụ như: tăng 45% lượt truy cập, 35% điểm quảng cáo, giảm 45% chi phí triển khai, v.v.

NetSuite mang đến các giải pháp có tính linh hoạt cao, cho phép mở rộng và dễ dàng sử dụng. NetSuite sẽ mang đến những lợi ích đáng kể nhờ khả năng cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực. Điều này hỗ trợ hợp lý hóa quy trình kinh doanh, có được cái nhìn 360 độ toàn doanh nghiệp. Với hai lần cập nhật phần mềm miễn phí hằng năm, khách hàng của NetSuite sẽ luôn sở hữu phiên bản công nghệ tiên tiến với các tính năng tốt nhất.

Hệ thống ERP đầu tiên trên thế giới được xây dựng trên đám mây 

NetSuite là nhà cung cấp phần mềm quản lý doanh nghiệp dựa trên nền tảng cloud hàng đầu thế giới. NetSuite hỗ trợ doanh nghiệp quản lý quy trình kinh doanh bằng hệ thống tích hợp đầy đủ tính năng. Ví dụ như: ERP, tài chính, CRM, thương mại điện tử, tự động hóa dịch vụ khách hàng v.v. Thời gian triển khai của NetSuite thường kéo dài trong thời gian ngắn. Do đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng sử dụng, triển khai trên mọi khía cạnh quy trình kinh doanh.

Doanh nghiệp nào sẽ cần áp dụng NetSuite?

20,000 tổ chức hàng đầu từ 160 quốc gia hiện đang dần chuyển đổi phương thức kinh doanh với NetSuite. NetSuite hoàn toàn phù hợp với các doanh nghiệp mọi quy mô trong điều hành các hoạt động kinh doanh quan trọng, nhờ vào tính tùy biến linh và có thể áp dụng rộng rãi cho cả hoạt động B2B và B2C thuộc bất kể ngành nghề nào.

Hệ thống kinh doanh được xây dựng trên nền tảng đám mây, điều này đồng nghĩa là hệ thống của NetSuite có thể được mở rộng và tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Với khả năng cập nhật thông tin tại thời gian thực của NetSuite, đội ngũ nhân viên có thể làm việc bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng hay máy tính để bàn có kết nối internet.

Các lợi ích khi sử dụng NetSuite:

  • Là hệ thống ERP được thiết kế cho các doanh nghiệp phát triển với tầm nhìn xa trong tương lai
  • Là nền tảng đám mây tốt nhất trên thị trường tính đến thời điểm hiện tại
  • Có mô hình dữ liệu thống nhất cho phép người dùng tối đa hóa việc sử dụng dữ liệu
  • Thương mại đa kênh mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng trên tất cả các điểm tương tác
  • Được xây dựng theo từng ngành – phù hợp với những ngành có yêu cầu riêng biệt như Phân phối hay Sản xuất.

Chi phí triển khai NetSuite? 

Chi phí triển khai của NetSuite sẽ dao động tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp, độ phức tạp và cấu hình, số lượng user và phạm vi của từng dự án. NetSuite hoạt động như một mô hình đăng ký thuê bao chấp nhận hình thức thanh toán linh hoạt theo từng tháng, từng năm hoặc trong thời gian dài hơn, Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ nhận được mức phí triển khai NetSuite thấp hơn so với nhiều hệ thống ERP khác nếu áp dụng hình thức thanh toán trả trước.

Đọc thêm: Chi phí triển khai NetSuite ERP trong doanh nghiệp 

 

Bạn đang sử dụng giải pháp Cloud ERP tốt nhất cho doanh nghiệp? Hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn chuyên gia của Gimasys tại form bên dưới để được tư vấn nhanh nhất! LIÊN HỆ NGAY!

Với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai Oracle NetSuite, Gimasys đã xây dựng được một đội ngũ gần 20 chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về giải pháp. Sở hữu hơn 50 chứng chỉ Oracle, tỉ lệ khách hàng hài lòng sau triển khai là 98% – các chuyên gia về NetSuite của Gimasys cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong lộ trình phát triển và đổi mới. Đây là lý do vì sao Gimasys hiện là một trong những đối tác hàng đầu và đáng tin cậy của Oracle NetSuite tại Việt Nam.

Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, ý kiến “mọi công ty đều (hoặc nên) trở thành một công ty công nghệ” đã trở thành một chủ đề thảo luận sôi nổi giữa các lãnh đạo từ Microsoft, Gartner và nhiều doanh nghiệp lớn khác. Những nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số đang diễn ra trong hầu hết các ngành công nghiệp và mục tiêu cuối cùng của họ là ‘làm việc thông minh hơn, tối ưu hơn’.

Khi cân nhắc về chuyển đổi số, doanh nghiệp thường định hướng nhầm mục tiêu thành công ty công nghệ. Trọng tâm chuyển đổi số nên tập trụng vào tận dụng công nghệ để hỗ trợ chiến lược, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, công nghệ được coi là công cụ bổ sung giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Đáp ứng điều này, NetSuite ERP với giải pháp nền tảng cloud là công cụ tối ưu cho doanh nghiệp.

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét một số cách mà hệ thống của NetSuite ERP có thể giúp doanh nghiệp của bạn thích nghi và tăng trưởng trong môi trường kinh doanh hiện nay.

  • Thời gian đọc: 03 phút
  • Bài viết dành cho: Lãnh đạo và các cấp quản lý
  • Cần trợ giúp? LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi

NetSuite giúp tăng hiệu quả và khả năng tự động hóa cho chuyển đổi số thành công

Trong phiên bản cập nhật mới nhất của NetSuite năm 2020, nhiều quy trình thủ công đã được tự động hóa bởi các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – kế toán. Ví dụ như:

  • Hợp nhất hóa đơn thông qua tính năng nhóm hóa đơn. Tính năng này đảm bảo tính chính xác, hiệu quả, giảm thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng (DSO)
  • Người dùng NetSuite có thể tự động tạo và nhập các giao dịch từ dữ liệu ngân hàng. Điều này giúp hợp lý hóa việc đối chiếu ngân hàng.
  • Đơn giản hóa việc quản lý giao dịch giữa các doanh nghiệp. Bao gồm các khoản phí chéo, khoản phải thu và phải trả, để kết thúc kỳ kế toán nhanh hơn.

Đồng thời, khả năng tùy chỉnh của NetSuite cho phép người dùng tạo ra những quy trình kinh doanh mới. Quy trình kinh doanh tự động hóa giúp hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp đơn giản, dễ dàng hơn.

NetSuite giúp doanh nghiệp thúc đẩy chuyển đổi số như thế nào?
NetSuite giúp doanh nghiệp thúc đẩy chuyển đổi số như thế nào?

NetSuite là một nền tảng đáng tin cậy và vô cùng linh hoạt

Năm 2020 là một năm đầy biến động đối với các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực. Trong thời điểm bất ổn như hiện nay, độ tin cậy và tính linh hoạt là hai đặc điểm vô cùng quan trọng đối với hệ thống quản lý kinh doanh. Và NetSuite là nền tảng hội tụ đủ cả hai yếu tố đó.

Hơn 24.000 khách hàng trên toàn thế giới đang sử dụng giải pháp do NetSuite cung cấp. Là giải pháp công nghệ nền tảng cloud hàng đầu hiện nay, NetSuite sở hữu đa dạng các tính năng. Thêm vào đó, NetSuite có khả năng tự động cập nhập phần mềm, vậy nên doanh nghiệp có thể giảm bớt gánh nặng bảo trì hệ thống. Người dùng NetSuite có thể dễ dàng truy cập dữ liệu mọi nơi, mọi lúc thông qua thiết bị có kết nối internet.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các module của NetSuite dựa trên nhu cầu kinh doanh riêng của mình. Điều này tức NetSuite cho phép doanh nghiệp mở rộng / cắt giảm module phù hợp với nhu cầu. Hơn nữa, NetSuite có những module phù hợp với từng loại hình và ngành nghề mà doanh nghiệp tham gia.

Giải pháp của NetSuite đã được triển khai tại hơn 160 quốc gia trên toàn thế giới. NetSuite cung cấp tính năng hỗ trợ đa ngôn ngữ (27 ngôn ngữ) và quản lý đa tiền tệ. Với NetSuite, doanh nghiệp có thể quản lý kinh doanh toàn cầu một cách chính xác, dễ dàng. Mọi lĩnh vực: CRM, E-Commerce, quản lý kho hàng, v.v đều đươc tích hợp dữ liệu với hệ thống NetSuite.

Tìm hiểu thêm về lý do Tại sao Doanh nghiệp nên sử dụng NetSuite ERP

LIÊN HỆ NGAY với Gimasys – đối tác triển khai của Oracle NetSuite tại Việt Nam – tại form bên dưới để được tư vấn và triển khai giải pháp Cloud ERP mạnh mẽ hàng đầu Thế giới hiện nay. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Gimasys tự tin có thể giúp doanh nghiệp làm chủ mọi tính năng ưu việt của hệ thống NetSuite Cloud ERP và ứng dụng những tính năng của hệ thống một cách hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp nhất.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai Oracle NetSuite, Gimasys đã xây dựng được một đội ngũ gần 20 chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về giải pháp. Sở hữu hơn 50 chứng chỉ Oracle, tỉ lệ khách hàng hài lòng sau triển khai là 98% – các chuyên gia về NetSuite của Gimasys cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong lộ trình phát triển và đổi mới. Đây là lý do vì sao Gimasys hiện là một trong những đối tác hàng đầu và đáng tin cậy của Oracle NetSuite tại Việt Nam.

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua