• Tiếng Việt
  • English

Tìm hiểu về chi phí triển khai hệ thống ERP là một bước quan trọng đối với mọi doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định triển khai. Đối với NetSuite ERP, doanh nghiệp sẽ được tư vấn mọi thông tin về giá (bao gồm cả license và triển khai) từ đối tác giải pháp của NetSuite (Solution Provider) như Gimasys vì có nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí, từ việc lựa chọn tính năng đến số lượng người dùng. Hãy cùng Gimasys – Đối tác triển khai hàng đầu của Oracle NetSuite tại Việt Nam – tìm hiểu về 5 yếu tố có ảnh hưởng đến chi phí của NetSuite ERP, giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện và chi tiết về giải pháp Cloud ERP Số 1 hiện nay này.

  • Thời gian đọc: 5 phút
  • Phù hợp với: Các cấp lãnh đạo và quản lý
  • Cần hỗ trợ? LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi!

1. Các cấp ngành

Từng ngành khác nhau có những yêu cầu cụ thể với hệ thống ERP của họ, đó là lý do tại sao NetSuite định giá các gói của mình theo cấp ngành. Ví dụ: Một Công ty Sản xuất sẽ sử dụng các module khác so với Công ty Phân phối hay một nhà Bán lẻ Thương mại điện tử. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn gói NetSuite ERP dựa theo ngành và phiên bản (độ phức tạp) phù hợp với nhu cầu của mình.

NetSuite ERP được sử dụng cho hơn 20 ngành, đặc biệt là: Sản xuất, Phân phối/Bán buôn, Bán lẻ, Thương mại điện tử, Dịch vụ Chuyên nghiệp, Quảng cáo, Xuất bản, Thực phẩm & Đồ uống, Phi lợi nhuận, …

2. Số lượng người dùng

Doanh nghiệp của bạn sẽ cần đến bao nhiêu tài khoản trong hệ thống? Mỗi người dùng có hiểu hết về vai trò của mình?

Bạn nên thống kê lại những vai trò, vị trí mà bạn sẽ cần để NetSuite ERP hoạt động trơn tru – bằng cách này, bạn có thể xác định chính xác số lượng người dùng mà doanh nghiệp sẽ cần khi dự án bắt đầu.

3. Các yêu cầu về module

Để tránh mua các module không phù hợp, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về các tính năng trước khi triển khai bất kỳ dự án ERP nào. Hơn nữa, việc hiểu rõ về các module cần thiết cho quy trình hoạt động sẽ cho phép đối tác báo giá chính xác về chi phí triển khai NetSuite ERP. Một số module phổ biến bao gồm: Quản lý Tài chính, Phần mềm Kế toán, CRM, Quản lý đơn hàng, Mua sắm, Tài sản cố định, Quản lý Kho hàng, Đa tiền tệ, Thương mại điện tử, …

4. Thời hạn sử dụng

Những thời hạn sử dụng dài luôn mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp vì có thể thương lượng với đối tác để có giá bắt đầu tốt hơn. Điều này mang ý nghĩa lớn vì hệ thống ERP là một khoản đầu tư lâu dài và hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng tối thiểu từ 3 – 5 năm và nhận được các giá trị ưu đãi tuyệt vời!

5. Nhu cầu tùy chỉnh

Sau khi xác định số lượng người dùng và những module cần thiết, doanh nghiệp cần tính toán kỹ chi phí triển khai và thời gian mà dự án sẽ kéo dài.

Để triển khai NetSuite ERP, doanh nghiệp cần tận dụng các dịch vụ chuyên nghiệp từ phía đối tác triển khai để tùy chỉnh quy trình kinh doanh sao cho phù hợp với nhu cầu hoạt động của mình, đồng thời đào tạo người dùng và tiến hành di chuyển dữ liệu.

Ngân sách triển khai trung bình (dựa trên quy mô doanh nghiệp)

Để triển khai NetSuite ERP thành công, bạn nên làm việc cùng một đối tác triển khai hàng đầu, có dày dặn kinh nghiệm như Gimasys. Dưới đây, chúng tôi sẽ ước tính tổng quan cho bạn các thông tin về chi phí triển khai NetSuite ERP (total cost):

1. Đối với các Công ty nhỏ

Dành cho các công ty khởi nghiệp và các cửa hàng nhỏ (từ 5 đến 15 người dùng).

Trong các công ty nhỏ, một nhân viên có thể phải làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Những công ty này tuy phát triển nhanh nhưng ngân sách lại khá eo hẹp, chính vì vậy phải cần đến giải pháp điều hành tài chính dành cho doanh nghiệp nhỏ của NetSuite.

  • License & Tính năng: $30K đến $75K
  • Tổng hợp yêu cầu: $10K đến $20K
  • Dịch vụ triển khai (thiết lập hệ thống, di chuyển dữ liệu, tích hợp, đào tạo, go-live): $30K đến $50K
  • Hỗ trợ hàng tháng (sau go-live): $0.5K đến $1K
  • Tổng cộng: $70.5K – $146K

2. Đối với Công ty vừa

Dành cho các công ty tầm trung với số lượng người dùng hạn chế (từ 10 đến 30 người dùng).

Giải pháp này dành cho các công ty đã chán ngán với các trang tính excel và dữ liệu phân mảnh. Để có thể nắm bắt các phương pháp hay nhất và xem báo cáo theo thời gian thực, công ty sẽ cần phải tùy chỉnh lại hệ thống sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.

  • License & Tính năng: $75K đến $150K
  • Tổng hợp yêu cầu: $20K đến $50K
  • Dịch vụ triển khai (thiết lập hệ thống, di chuyển dữ liệu, tích hợp, đào tạo, go-live): $50K đến $150K
  • Hỗ trợ hàng tháng (sau go-live): $1K đến $3K
  • Tổng cộng: $146K – $353K

3. Đối với Công ty lớn

Dành cho các công ty lớn (từ 20 đến 1000 người dùng).

Sở hữu đội ngũ dày dặn kinh nghiệm với các vai trò và nhiệm vụ rõ ràng, doanh nghiệp cần một giải pháp giúp điều hành hoạt động và quản lý tài chính tích hợp. Bạn đã sẵn sàng cho việc di chuyển dữ liệu? Đồng thời áp dụng một hệ thống dựa trên đám mây vào quy trình kinh doanh của mình – giúp cho việc vận hành doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn?

  • License & Tính năng: $150K đến $225K
  • Tổng hợp yêu cầu: $50K đến $75K
  • Dịch vụ triển (thiết lập hệ thống, di chuyển dữ liệu, tích hợp, đào tạo, go-live): $150K đến $300K
  • Hỗ trợ hàng tháng (sau go-live): $3K đến $5K
  • Tổng cộng: $353K – $605K

4. Đối với Doanh nghiệp siêu lớn, Tập đoàn (Enterprise)

Dành cho các doanh nghiệp với hơn 1000 người dùng.

Đây là doanh nghiệp với quy mô lớn nhất, với hơn 1000 nhân viên. Những doanh nghiệp này sở hữu một lượng lớn các công ty con trên toàn thế giới. Hầu hết đều cần đến nhiều sự tích hợp trong quy trình kinh doanh của mình.

  • License & Tính năng: $225K đến $300K
  • Tổng hợp yêu cầu: $75K đến $125K
  • Dịch vụ triển khai (thiết lập hệ thống, di chuyển dữ liệu, tích hợp, đào tạo, go-live): $300K đến $600K
  • Hỗ trợ hàng tháng (sau go-live): $5K đến $10K
  • Tổng cộng: $605K – $1,03M

Để tìm hiểu thêm và được tư vấn chi tiết về chi phí triển khai NetSuite ERP từ một đối tác triển khai hàng đầu tại Việt Nam của NetSuite, hãy liên hệ ngay với Gimasys tại form bên dưới NGAY HÔM NAY!

Với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai Oracle NetSuite, Gimasys đã xây dựng được một đội ngũ gần 20 chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về giải pháp. Sở hữu hơn 50 chứng chỉ Oracle, tỉ lệ khách hàng hài lòng sau triển khai là 98% – các chuyên gia về NetSuite của Gimasys cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong lộ trình phát triển và đổi mới. Đây là lý do vì sao Gimasys hiện là một trong những đối tác hàng đầu và đáng tin cậy của Oracle NetSuite tại Việt Nam.

Chuyển đổi số đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chuyển đổi dần dần và hoàn toàn hoạt động kinh doanh truyền thống của mình. Bất kỳ doanh nghiệp nào đang có kế hoạch thực hiện chuyển đổi số đều phải nắm rõ: Đây không đơn thuần chỉ là nâng cấp ứng dụng hay hệ thống IT, mà là cả một quá trình chuyển đổi văn hóa, tư duy và tái định hình mọi quy trình cũng như cách thức làm việc của doanh nghiệp.

  • Thời gian đọc: 07 phút
  • Bài viết dành cho: Lãnh đạo và các cấp quản lý
  • Cần trợ giúp? LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi

Như đã đề cập trước đây, mọi doanh nghiệp dù chỉ mới đi vào hoạt động cũng có thể hình thành tư duy chuyển đổi số để làm động lực cho việc sớm áp dụng kỹ thuật số vào văn hóa doanh nghiệp. Để có thể hình dung rõ hơn những lợi ích của đổi mới kỹ thuật số đối với khách hàng, cách tốt nhất là doanh nghiệp phải nắm rõ tác động của kỹ thuật số lên mọi vấn đề trong quá trình hoạt động và phát triển kinh doanh.

Trước khi tìm hiểu về cách thức xây dựng framework cho hoạt động chuyển đổi số, hãy cùng xem qua những dấu hiệu thực tế cho thấy tại sao các doanh nghiệp cần được chuyển đổi số.

Những dấu hiệu cho thấy Doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi số.

Những dấu hiệu chỉ ra sự cần thiết của chuyển đổi số có thể xuất hiện ở nhiều phòng ban khác nhau dưới dạng các vấn đề trong kinh doanh. Nếu doanh nghiệp gặp phải một trong số những vấn đề được nêu ra dưới đây, đã đến lúc doanh nghiệp đó cần nghiêm túc suy nghĩ về việc chuyển đổi số. 

  • Không duy trì được lượng khách hàng tiếp cận

    Ngày càng nhiều nội dung quảng cáo được chia sẻ online, thông qua mạng xã hội, ứng dụng, email và tin nhắn. Nếu không sở hữu quy trình kỹ thuật số đủ mạnh mẽ và dễ dàng chia sẻ, rất có thể doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ các cơ hội tương tác với khách hàng.

  • Không duy trì được mức độ gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp

    Việc khách hàng không tiếp tục tương tác với doanh nghiệp không hẳn là vì sản phẩm hoặc dịch vụ không được đánh giá cao. Nguyên nhân doanh nghiệp bỏ lỡ những mối liên kết gắn bó với khách hàng có thể xuất phát từ những chương trình khuyến mãi từ đối thủ, thiếu sót trong khi trao đổi với khách hàng, và nhiều nguyên nhân khác. Nếu chuyển đổi số chiến dịch marketing qua tin nhắn, các doanh nghiệp sẽ có thể tìm ra lý do cho vấn đề này.

  • Những chương trình khuyến mãi đã cũ, không còn khả năng tạo lead:

    Tại sao những chương trình khuyến mãi chủ chốt không còn hiệu quả? Thật khó để xác định mức độ ảnh hưởng của các chiến dịch marketing truyền thống. Thậm chí, những chiến dịch kỹ thuật số tốt nhất trong năm vừa qua cũng không còn đem lại hiệu quả. Nếu các khuyến mãi không thể tiếp tục tạo thêm lead, đây chắc hẳn là lúc doanh nghiệp cần có một cách tiếp cận marketing mới và toàn diện.

  • Mâu thuẫn giữa các phòng ban

    Mâu thuẫn phát sinh do thiếu hợp tác, chia sẻ thông tin và nhân lực hoạt động biệt lập, v..v…. Tình trạng làm việc biệt lập giữa đội ngũ sales và marketing giờ đã trở nên lỗi thời. Trong môi trường kinh doanh hiện đại, hợp tác mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Mấu chốt của hoạt động kinh doanh ngày nay là khả năng tập hợp các dữ liệu đơn lẻ và mang đến cho người dùng phù hợp, làm cho hoạt động truy cập dữ liệu xuyên suốt các bộ phận trở nên dễ dàng hơn.

  • Hệ thống công nghệ lỗi thời:

    Excel là một ứng dụng có ích, nhưng không thể sử dụng trong mọi trường hợp. Những ứng dụng kinh doanh hiện đại phục vụ cho một số nhu cầu cụ thể, chúng tích hợp lẫn nhau nhằm chia sẻ dữ liệu và mang đến khách hàng những trải nghiệm thân thiện, liền mạch trên mọi thiết bị. Nếu hệ thống công nghệ không thể đáp ứng mọi yêu cầu của nhân viên và những vấn đề được nêu ra ở trên, rất có thể đã đến lúc doanh nghiệp cần tìm kiếm một nền tảng công nghệ khả thi hơn.

Khi tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân dẫn đến những vấn đề trên, có thể nhận thấy rằng các doanh nghiệp vẫn chưa có một cái nhìn phù hợp đối với dữ liệu – một yếu tố cần thiết để đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. Nhiều doanh nghiệp thường thêm thắt rời rạc những ứng dụng thiếu tính liên kết vào hệ thống công nghệ. Nếu doanh nghiệp mong muốn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong tương lai, một điều tất yếu là doanh nghiệp cần cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ theo hướng đơn giản hóa việc chia sẻ và phân tích dữ liệu xuyên suốt mọi bộ phận trong doanh nghiệp.

Chiến lược chuyển đổi số cũng là chiến lược chuyển đổi hoạt động kinh doanh

Lưu ý rằng, khi chuyển đổi số, việc đầu tiên phải xét đến là hoạt động kinh doanh. Sau đó mới đến các công nghệ kỹ thuật số. Chính vì vậy, những vấn đề về dữ liệu kinh doanh có thể báo hiệu cho việc cần phải xem xét kỹ lưỡng tình hình làm việc của toàn doanh nghiệp. Laurie McCabe, nhà đồng sáng lập, cũng là đối tác của Tập đoàn SMB cho biết. “Trên thực tế, những trường hợp thế này chỉ ra rằng, doanh nghiệp chưa có một cái nhìn đúng về dữ liệu kinh doanh của họ, hoặc tệ hơn là bỏ lỡ các kết nối với nhu cầu khách hàng.”

Nếu doanh nghiệp đang còn tồn tại nhiều vấn đề và nhận ra rằng dữ liệu kinh doanh chưa được đặt vào trọng tâm, khó tiếp cận hay khó sử dụng, thì đã đến lúc doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược chuyển đổi số.

Làm cách nào để các doanh nghiệp tiếp cận chiến lược chuyển đổi số?

Bắt đầu bằng việc xác định những lỗ hổng, vấn đề hay lĩnh vực gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đâu là vấn đề lớn nhất của doanh nghiệp? Đâu là chìa khóa để doanh nghiệp tồn tại? Đồng thời, doanh nghiệp cần đảm bảo có thể vận hành một số quy trình và hệ thống then chốt. Mọi nhân viên đều có trách nhiệm cống hiến cho doanh nghiệp. Theo thời gian, tất cả sẽ đều trở thành những mắt xích trong quá trình chuyển đổi số. Thậm chí có thể sẽ còn xuất hiện nhiều bên liên quan hơn bạn nghĩ.

Thậm chí khi quá trình chuyển đổi số có vẻ đã rõ ràng hơn trước, các doanh nghiệp cần lưu ý rằng chiến lược được xây dựng cho tương lai. Doanh nghiệp sẽ có thể dần phát triển lớn mạnh với nhiều nhân viên hơn, doanh thu cao hơn. Tính linh hoạt và khả năng ứng biến cũng nên được tính đến khi xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Hãy liên hệ với Gimasys để nhận được tư vấn ngay khi bạn bắt đầu suy nghĩ về một chiến dịch chuyển đổi số.

Cân nhắc đến những hỗ trợ từ bên ngoài khi xây dựng chiến lược chuyển đổi số

Đối tác và nhà phân phối công nghệ sẽ đem đến những giải pháp tuyệt vời cho mọi doanh nghiệp. Bởi lẽ, họ là những chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Họ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vạch ra con đường tốt nhất để đạt đến thành công. Những đối tác có kinh nghiệm như Gimasys đã từng giúp đỡ nhiều doanh nghiệp với vấn đề tương tự. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn có thể giúp các doanh nghiệp tìm ra phương pháp chuyển đổi nhanh nhất.

Khi nói đến các công ty tư vấn, nhiều doanh nghiệp chắc hẳn sẽ hơi do dự. Bởi lẽ chi phí dành cho những dịch vụ như vậy thường không nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có những công ty lớn cung cấp dịch vụ đào tạo miễn phí như NetSuite. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể nhận tư vấn với mức phí tiết kiệm.

Tư duy và Cách thức Chuyển đổi số thành công
Tư duy và Cách thức Chuyển đổi số thành công

Doanh nghiệp không hề cô đơn trong hành trình chuyển đổi số

Mục đích của việc hợp tác với các tổ chức bên ngoài là dựa vào nền tảng chuyên môn của họ để xây dựng một chiến lược chuyển đổi số phù hợp. Các nhà tư vấn với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sẽ cung cấp những phương pháp tốt nhất, giá trị nhất. Khoản đầu tư ngắn hạn cho tư vấn viên sẽ giúp doanh nghiệp gặt hái được nhiều lợi ích lớn hơn trong dài hạn.

Nếu hợp tác cùng đối tác phù hợp, doanh nghiệp sẽ nhận được hỗ trợ trong quá trình cải thiện chiến lược chuyển đổi. Hơn thế còn có thể tập trung vào những mục tiêu cốt lõi của mình. Đồng thời tránh được những sai lầm dễ dàng gặp phải khi doanh nghiệp tự lực cánh sinh.

 

Cộng tác trong quá trình chuyển đổi số là cần thiết trước khi quyết định đầu tư cho công nghệ

Nếu doanh nghiệp đang tiến hành chuyển đổi số, doanh nghiệp cần lưu ý tới sự cộng tác. Nếu doanh nghiệp có 10 nhân viên, tất cả đều sẽ bị ảnh hưởng bởi sự chuyển đổi. Chính vì vậy, họ đều cần được tham gia bàn bạc.

Đừng đưa ra những quyết định sáo rỗng. Mọi thay đổi trong quá trình chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng đến quy trình làm việc thường ngày. Hãy để mọi người cùng tham gia và tổng hợp ý kiến của họ. Với phương pháp này, doanh nghiệp sẽ tạo ra kết quả tuyệt vời hơn.

Tránh những lỗi sai thường xảy ra trong framework chuyển đổi số

Tích hợp công nghệ chính là chìa khóa. Đây có lẽ là lĩnh vực hàng đầu mà mọi doanh nghiệp nên đầu tư.

Một trong những lỗi sai thường gặp là doanh nghiệp đầu tư vào các công nghệ đơn lẻ khác nhau. Phương pháp này gây khó khăn trong việc đồng bộ thông tin giữa các nền tảng và ứng dụng.

Doanh nghiệp cần tập trung vào những giải pháp ở hiện tại. Nhưng vẫn phải còn tính khả thi khi doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô. Hệ sinh thái và nền tảng kinh doanh ngày nay cho phép các nhà phân phối phát triển và xây dựng các ứng dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Một nền tảng có thể mở rộng sẽ đảm bảo doanh nghiệp hoạt động suôn sẻ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng nhiều ứng dụng khác.

Thắt chặt mối liên kết giữa dữ liệu, nhân viên và khách hàng

Doanh nghiệp không nhất thiết phải bắt đầu lại mọi thứ khi thực hiện chuyển đổi số. Kể cả khi mọi ứng dụng đang được sử dụng đều rời rạc, thiếu liên kết. Trên thực tế, giải pháp hiệu quả nhất là liên kết data silo. Đồng thời lưu trữ toàn bộ thông tin tại một không gian chung. Cách làm này đơn giản hơn nhiều so với việc phải xây dựng lại từ đầu.

Giai đoạn thứ hai trong quy trình chuyển đổi số là đồng bộ dữ liệu. Mục đích của việc này là tạo ra một cái nhìn tổng quan, đồng nhất về khách hàng. Từ đó thu được insight về hành vi khách hàng và tối đa hóa tiềm năng của công nghệ mới. Kỹ thuật số mang đến lợi ích cho doanh nghiệp từ công cụ và insight mới về khách hàng.

Chuyển đổi số có thể cải thiện đáng kể những khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Điều này tạo ra các quy trình tốt hơn, có lợi cho hiệu suất của nhân viên. Trong tương lai, bất kỳ bộ phận/lĩnh vực nào của doanh nghiệp đều có khả năng được chuyển đổi số. Chính vì vậy, NetSuite ERP sẽ là nền tảng phù hợp cho doanh nghiệp để chuyển đổi số. Hãy cùng tìm hiểu về cách mà NetSuite ERP giúp doanh nghiệp chuyển đổi số TẠI ĐÂY

Nếu bạn cần tư vấn về NetSuite ERP cho hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, Gimasys – đối tác triển khai của Oracle NetSuite ERP tại Việt Nam – rất sẵn lòng đồng hành cùng bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi tại form bên dưới NGAY HÔM NAY!

Với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai Oracle NetSuite, Gimasys đã xây dựng được một đội ngũ gần 20 chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về giải pháp. Sở hữu hơn 50 chứng chỉ Oracle, tỉ lệ khách hàng hài lòng sau triển khai là 98% – các chuyên gia về NetSuite của Gimasys cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong lộ trình phát triển và đổi mới. Đây là lý do vì sao Gimasys hiện là một trong những đối tác hàng đầu và đáng tin cậy của Oracle NetSuite tại Việt Nam.

  • Yêu cầu kinh doanh: Hệ thống ERP phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Hệ thống ERP nên có các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai, bao gồm tăng trưởng và thay đổi các yêu cầu kinh doanh.
  • Uy tín NCC: Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với bề dày kinh nghiệm trong triển khai hệ thống.
  • Tùy chỉnh: Hệ thống phải cho phép tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể và tích hợp với các hệ thống khác.
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nhà cung cấp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo trì đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và giảm thiểu rủi ro về downtime.
  • Tích hợp: Hệ thống ERP nên tích hợp với các hệ thống và ứng dụng khác như CRM, HRM.
  • Các tính năng dành riêng cho ngành: Hệ thống ERP nên có các tính năng dành riêng cho ngành, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như giảm thiểu chi phí triển khai.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống phải thân thiện và dễ sử dụng, giảm chi phí đào tạo và rủi ro trong quá trình chuyển giao.
  • Chi phí: Xem xét tổng chi phí sở hữu (TCO), bao gồm chi phí cấp phép, triển khai, đào tạo và bảo trì.
  • Năng lực của nhà cung cấp: Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng.
  • Phương pháp quản lý dự án: Nhà cung cấp phải có một phương pháp quản lý dự án được xác định rõ ràng để đảm bảo triển khai suôn sẻ và thành công.
  • Đội ngũ quản lý: Nhà cung cấp phải có các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn đa dạng, bao gồm quản lý chức năng, kỹ thuật và dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và thành công của dự án.
  • Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách mà một nhà cung cấp ERP cần có, bao gồm: tư vấn, hỗ trợ triển khai, bảo hành, đào tạo và hỗ trợ.
  • Khả năng tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp ERP có khả năng chỉnh sửa dễ dàng nhờ cấu trúc hay đặc thù kỹ thuật, đặc trưng tính năng của phần mềm để thuận lợi cho việc nâng cấp, mở rộng sau này.
  • Chuyên môn về quản lý thay đổi: Nhà cung cấp phải có kinh nghiệm trong quản lý thay đổi, đảm bảo doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống mới một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Rủi ro và chi phí: Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện dự án, như những loại chi phí công ty phải đối mặt trong quá trình triển khai và những rủi ro không thể bỏ qua